Nhà báo nổi tiếng người Indonesia Veeramalla Anjaiah khẳng định là một quốc gia có trách nhiệm, Việt Nam luôn ủng hộ việc bảo vệ quyền con người và nhân phẩm trên toàn cầu.
Thứ trưởng Shahriar Alam (ngoài cùng bên phải) cùng đoàn Bangladesh tại phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả. (Ngồn: unb.com.bd)
Chúc mừng Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, nhà báo nổi tiếng người Indonesia Veeramalla Anjaiah khẳng định đây là sự công nhận cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) này khẳng định rằng Việt Nam là đất nước hòa bình và ổn định, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong nước.
Ông nhấn mạnh: “Là một quốc gia có trách nhiệm, Việt Nam luôn ủng hộ việc bảo vệ quyền con người và nhân phẩm trên toàn cầu. Việt Nam cũng luôn tham gia các nỗ lực bảo vệ quyền con người ở Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác."
Nhắc lại rằng không chỉ 9 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã bỏ phiếu tán thành Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ông Anjaiah cho biết trên thực tế, người dân Việt Nam được hưởng nhiều quyền tự do và quyền con người.
Theo ông Anjaiah, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết vì lợi ích của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam đã đạt được những thành công và tiến bộ đáng kể trong tất cả các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc với tổng cộng 72,76 điểm.
Ông Anjaiah đánh giá cao tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm xuống còn 2,23% vào năm 2021 từ mức 40,5% vào năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Việt Nam đã thành công khi đưa hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Ngày 11/10 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào cơ quan này.
Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Các thành viên Liên hợp quốc tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, trong đó, nhóm châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 (một nước rút ứng cử vào phút chót).
Việt Nam được các thành viên của ASEAN nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ.
* Trao đổi với phóng viên TTXVN về về kết quả bầu cử cũng như những kỳ vọng đối với Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bangladesh, ông Shahriar Alam cho biết:
Bangladesh và Việt Nam có quan hệ song phương rất thân thiết, và nếu nhìn từ góc độ đa phương, cả Việt Nam và Bangladesh đều từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; hai nước đã tiến tới những đồng thuận rất gần trong thảo luận nhiều vấn đề quan trọng như ứng phó với biến đổi khí hậu hay di cư.
Thứ trưởng Shahriar Alam khẳng định nhân dân hai nước đã trao quyền cho chúng ta đại diện cho tiếng nói của mình ở diễn đàn đa phương lớn nhất thế giới là Liên hợp quốc, do vậy ông cho rằng Việt Nam và Bangladesh sẽ tiến tục hợp tác hơn nữa để đóng góp nhiều hơn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thời gian tới.
Trong bối cảnh trật tự thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay, thách thức thậm chí sẽ còn lớn hơn nhiều hơn so với nhiệm kỳ trước khi hai nước tham gia Hội đồng Nhân quyền.
Trong bối cảnh như vậy, Thứ trưởng Shahriar Alam khẳng định hai nước phải nhanh chóng thích ứng, phải hiểu nhau hơn, không chỉ là sự hiểu biết giữa Việt Nam và Bangladesh, mà là sự hiểu biết lẫn nhau giữa tất cả các nước, các khu vực.
Theo ông Shahriar Alam, nhân quyền là lĩnh vực rất rộng lớn, có liên quan mật thiết tới sự phát triển kinh tế. Việt Nam và Bangladesh có nhiều điểm chung về văn hóa, cùng trải qua nhiều năm chiến tranh tàn khốc để có được độc lập tự do, nên hai nước ở vị trí có thể nói với cả thế giới về tầm quan trọng của hòa bình, rằng hòa bình là giá trị trung tâm, là nguyện vọng chung của nhân dân và là nền tảng để đất nước đưa ra các quyết định.
* Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã chia sẻ về những thuận lợi và thách thức trong quá trình Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.
Theo đó, khó khăn trong bầu cử đối với Việt Nam là rất nhiều, với số lượng ứng cử viên quá đông, riêng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có tới 7 nước tham gia ứng cử.
Quyền con người là một trong ba trụ cột của Liên hợp quốc gồm hòa bình, phát triển và quyền con người, và Hội đồng Nhân quyền là cơ quan chính của Liên hợp quốc để triển khai đường hướng về vấn đề quyền con người. Chính vì vậy các nước hết sức coi trọng, quyết liệt tham gia cơ chế này.
Khó khăn thứ hai là Việt Nam tham gia muộn nhất trong các nước tham gia ứng cử, cũng như trải qua 2 năm đại dịch COVID-19 không có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ, và công tác vận động chỉ được triển khai từ đầu năm 2022.
Khó khăn thứ ba là cách tiếp cận trong vấn đề quyền con người giữa các nước có nhiều khác biệt, và phải đi tìm mẫu số chung để các nước chấp nhận được, để các nước thấy rằng Việt Nam đóng góp được vào nỗ lực chung.
Dù khó khăn, thách thức như vậy, Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi. Trước hết, Việt Nam là ứng cử viên được 10 quốc gia ASEAN ủng hộ và là ứng cử viên duy nhất của khu vực. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò đoàn kết, vai trò nhất trí của ASEAN là hết sức quan trọng.
Thuận lợi thứ hai là sự tín nhiệm của các nước thể hiện ở hai mặt, Sự tín nhiệm về thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó luôn luôn lấy con người làm trung tâm, luôn lấy con người làm động lực, mục tiêu của sự phát triển, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế với những thành tựu của Việt Nam.
Thứ hai là sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế với những đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế của Liên hợp quốc, thông qua những đóng góp hết sức có trách nhiệm của Việt Nam vào các cơ chế của Liên hợp quốc trong hai năm qua.
Thuận lợi thứ ba là sự vào cuôc của cả hệ thống chính trị, của các bộ ban ngành, được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo cấp cao và sự tham gia trực tiếp của lãnh đao cấp cao trong công tác vận động, trong các cuộc tiếp xúc với các nước; công tác thông tin tuyên truyền cũng được đẩy mạnh trong thời gian qua cũng làm cho dư luận trong nước và dư luận quốc tế hiểu rõ hơn về việc ứng cử của Việt Nam cũng như những cam kết của Việt Nam trong vấn đề đóng góp vào bảo vệ quyền con người của Việt Nam cũng như cho thế giới.
Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Gia đã gửi lời cảm ơn các bộ, ban, ngành luôn đồng hành cùng bên ngoại giao, với phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong vận động ứng cử để Việt Nam trúng cử./.
Theo TTXVN
Nhà báo nổi tiếng người Indonesia Veeramalla Anjaiah khẳng định là một quốc gia có trách nhiệm, Việt Nam luôn ủng hộ việc bảo vệ quyền con người và nhân phẩm trên toàn cầu.Chúc mừng Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, nhà báo nổi tiếng người Indonesia Veeramalla Anjaiah khẳng định đây là sự công nhận cam kết của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS) này khẳng định rằng Việt Nam là đất nước hòa bình và ổn định, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong nước.
Ông nhấn mạnh: “Là một quốc gia có trách nhiệm, Việt Nam luôn ủng hộ việc bảo vệ quyền con người và nhân phẩm trên toàn cầu. Việt Nam cũng luôn tham gia các nỗ lực bảo vệ quyền con người ở Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác."
Nhắc lại rằng không chỉ 9 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã bỏ phiếu tán thành Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ông Anjaiah cho biết trên thực tế, người dân Việt Nam được hưởng nhiều quyền tự do và quyền con người.
Theo ông Anjaiah, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết vì lợi ích của người dân và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam đã đạt được những thành công và tiến bộ đáng kể trong tất cả các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc với tổng cộng 72,76 điểm.
Ông Anjaiah đánh giá cao tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm xuống còn 2,23% vào năm 2021 từ mức 40,5% vào năm 2012. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Việt Nam đã thành công khi đưa hàng triệu người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Ngày 11/10 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam. Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào cơ quan này.
Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Các thành viên Liên hợp quốc tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, trong đó, nhóm châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 (một nước rút ứng cử vào phút chót).
Việt Nam được các thành viên của ASEAN nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ.
* Trao đổi với phóng viên TTXVN về về kết quả bầu cử cũng như những kỳ vọng đối với Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Bangladesh, ông Shahriar Alam cho biết:
Bangladesh và Việt Nam có quan hệ song phương rất thân thiết, và nếu nhìn từ góc độ đa phương, cả Việt Nam và Bangladesh đều từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; hai nước đã tiến tới những đồng thuận rất gần trong thảo luận nhiều vấn đề quan trọng như ứng phó với biến đổi khí hậu hay di cư.
Thứ trưởng Shahriar Alam khẳng định nhân dân hai nước đã trao quyền cho chúng ta đại diện cho tiếng nói của mình ở diễn đàn đa phương lớn nhất thế giới là Liên hợp quốc, do vậy ông cho rằng Việt Nam và Bangladesh sẽ tiến tục hợp tác hơn nữa để đóng góp nhiều hơn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thời gian tới.
Trong bối cảnh trật tự thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay, thách thức thậm chí sẽ còn lớn hơn nhiều hơn so với nhiệm kỳ trước khi hai nước tham gia Hội đồng Nhân quyền.
Trong bối cảnh như vậy, Thứ trưởng Shahriar Alam khẳng định hai nước phải nhanh chóng thích ứng, phải hiểu nhau hơn, không chỉ là sự hiểu biết giữa Việt Nam và Bangladesh, mà là sự hiểu biết lẫn nhau giữa tất cả các nước, các khu vực.
Theo ông Shahriar Alam, nhân quyền là lĩnh vực rất rộng lớn, có liên quan mật thiết tới sự phát triển kinh tế. Việt Nam và Bangladesh có nhiều điểm chung về văn hóa, cùng trải qua nhiều năm chiến tranh tàn khốc để có được độc lập tự do, nên hai nước ở vị trí có thể nói với cả thế giới về tầm quan trọng của hòa bình, rằng hòa bình là giá trị trung tâm, là nguyện vọng chung của nhân dân và là nền tảng để đất nước đưa ra các quyết định.
* Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã chia sẻ về những thuận lợi và thách thức trong quá trình Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.
Theo đó, khó khăn trong bầu cử đối với Việt Nam là rất nhiều, với số lượng ứng cử viên quá đông, riêng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có tới 7 nước tham gia ứng cử.
Quyền con người là một trong ba trụ cột của Liên hợp quốc gồm hòa bình, phát triển và quyền con người, và Hội đồng Nhân quyền là cơ quan chính của Liên hợp quốc để triển khai đường hướng về vấn đề quyền con người. Chính vì vậy các nước hết sức coi trọng, quyết liệt tham gia cơ chế này.
Khó khăn thứ hai là Việt Nam tham gia muộn nhất trong các nước tham gia ứng cử, cũng như trải qua 2 năm đại dịch COVID-19 không có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ, và công tác vận động chỉ được triển khai từ đầu năm 2022.
Khó khăn thứ ba là cách tiếp cận trong vấn đề quyền con người giữa các nước có nhiều khác biệt, và phải đi tìm mẫu số chung để các nước chấp nhận được, để các nước thấy rằng Việt Nam đóng góp được vào nỗ lực chung.
Dù khó khăn, thách thức như vậy, Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi. Trước hết, Việt Nam là ứng cử viên được 10 quốc gia ASEAN ủng hộ và là ứng cử viên duy nhất của khu vực. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò đoàn kết, vai trò nhất trí của ASEAN là hết sức quan trọng.
Thuận lợi thứ hai là sự tín nhiệm của các nước thể hiện ở hai mặt, Sự tín nhiệm về thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó luôn luôn lấy con người làm trung tâm, luôn lấy con người làm động lực, mục tiêu của sự phát triển, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế với những thành tựu của Việt Nam.
Thứ hai là sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế với những đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế của Liên hợp quốc, thông qua những đóng góp hết sức có trách nhiệm của Việt Nam vào các cơ chế của Liên hợp quốc trong hai năm qua.
Thuận lợi thứ ba là sự vào cuôc của cả hệ thống chính trị, của các bộ ban ngành, được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo cấp cao và sự tham gia trực tiếp của lãnh đao cấp cao trong công tác vận động, trong các cuộc tiếp xúc với các nước; công tác thông tin tuyên truyền cũng được đẩy mạnh trong thời gian qua cũng làm cho dư luận trong nước và dư luận quốc tế hiểu rõ hơn về việc ứng cử của Việt Nam cũng như những cam kết của Việt Nam trong vấn đề đóng góp vào bảo vệ quyền con người của Việt Nam cũng như cho thế giới.
Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Gia đã gửi lời cảm ơn các bộ, ban, ngành luôn đồng hành cùng bên ngoại giao, với phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong vận động ứng cử để Việt Nam trúng cử./.
Theo TTXVN