Từ ngày 20 - 21/08/2019, đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân Việt Nam do bà Nguyễn Thanh Phương-Trợ lý, Trưởng bộ phận Nghiên cứu phát triển làm Trưởng đoàn và các cán bộ của Ban Điều phối viện trợ nhân dân PACCOM đã có chuyến thăm và khảo sát “Mô hình thành công trong xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc” tại tỉnh Yên Bái. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Yên Bái chủ trì đón và làm việc với đoàn.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa đoàn công tác và các sở, ngành tỉnh Yên Bái (Ảnh: Lâm Gia Bình)
Trong khuôn khổ chương trình, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đã chủ trì buổi làm việc giữa đoàn công tác với các cơ quan, đơn vị của tỉnh bao gồm: Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Ngọc Hùng - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp đã báo cáo tình hình công tác vận động, quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại tỉnh Yên Bái từ năm 2014- 2018. Trong giai đoạn này, tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận nguồn viện trợ từ 28 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, 01 Liên Minh Châu Âu, 02 Đại sứ quán nước ngoài, 05 tập đoàn, thành phố, địa phương nước ngoài tài trợ thực hiện 123 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 481,271 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển kinh tế xã hội có 56 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 249,949 tỷ đồng; Y tế có 26 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 168,346 tỷ đồng; Giáo dục - Đào tạo có 17 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 35,169 tỷ đồng; Tài nguyên - Môi trường có 05 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 11,041 tỷ đồng; Giải quyết các vấn đề xã hội có 15 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 12,609 tỷ đồng; Lĩnh vực khác có 04 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 4,076 tỷ đồng.
Nhìn chung, các chương trình, dự án PCPNN đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng dự án tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cộng đồng dân cư trong vùng dự án được hỗ trợ kỹ thuật và một số điều kiện khác như vốn, vật tư, phân bón, giống cây, con... để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo đồng thời được tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, xây dựng cuộc sống ổn định, bền vững, nâng cao năng lực về quản lý, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng… Tỉnh Yên Bái cũng đã đề xuất một số kiến nghị với đoàn công tác về công tác phi chính phủ nước ngoài để các chương trình, dự án trong thời gian tới sẽ hiệu quả hơn và mang lại kết quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh.
Đoàn công tác cũng đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu và Văn Chấn, các phòng, ban liên quan của hai huyện để tìm hiểu về công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đồng thời đánh giá, tham quan một số chương trình, dự án được thực hiện có hiệu quả.
Theo báo cáo của UBND huyện, từ năm 2014-2018, trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã có 11 tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức PCPNN triển khai các hoạt động và tài trợ cho 19 dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực: phát triển kinh tế xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội, các lĩnh vực khác với tổng ngân sách viện trợ đạt 46.996,6 triệu đồng.
Cũng trong giai đoạn 2014-2018, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều mô hình, dự án sinh kế với tổng số số tiền 2.287.113 USD và 4.992.000.000 đồng từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ vào mục tiêu giảm nghèo. Các chương trình, dự án đã đi vào cuộc sống người dân như: Xây dựng cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, các chương trình hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm y tế, giáo dục, hỗ trợ sinh kế, nâng cao năng lực cộng đồng... Nhờ đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, hạn chế được tình trạng đói giáp hạt. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi…được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về đi lại, khám chữa bệnh và học tập của người dân.
Chuyến khảo sát của Đề án nghiên cứu, đánh giá “Mô hình thành công trong xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc” tại ba tỉnh: Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình hướng đến các mục tiêu: tìm hiểu tổng quan hoạt động của các TCPCPNN tại khu vực Tây Bắc; mô hình sinh kế thành công cho các cộng đồng nghèo khu vực Tây Bắc; giới thiệu mô hình sinh kế thành công cho các địa phương, các TCPCPNN và các cơ quan liên quan. Đề án được thực hiện nhằm thúc đẩy các chính sách hỗ trợ các cộng đồng nghèo khu vực Tây Bắc trong thời gian tới./.
Lâm Gia Bình
Từ ngày 20 - 21/08/2019, đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân Việt Nam do bà Nguyễn Thanh Phương-Trợ lý, Trưởng bộ phận Nghiên cứu phát triển làm Trưởng đoàn và các cán bộ của Ban Điều phối viện trợ nhân dân PACCOM đã có chuyến thăm và khảo sát “Mô hình thành công trong xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc” tại tỉnh Yên Bái. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Yên Bái chủ trì đón và làm việc với đoàn.Trong khuôn khổ chương trình, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đã chủ trì buổi làm việc giữa đoàn công tác với các cơ quan, đơn vị của tỉnh bao gồm: Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ tỉnh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Ngọc Hùng - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp đã báo cáo tình hình công tác vận động, quản lý, sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại tỉnh Yên Bái từ năm 2014- 2018. Trong giai đoạn này, tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận nguồn viện trợ từ 28 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, 01 Liên Minh Châu Âu, 02 Đại sứ quán nước ngoài, 05 tập đoàn, thành phố, địa phương nước ngoài tài trợ thực hiện 123 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 481,271 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển kinh tế xã hội có 56 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 249,949 tỷ đồng; Y tế có 26 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 168,346 tỷ đồng; Giáo dục - Đào tạo có 17 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 35,169 tỷ đồng; Tài nguyên - Môi trường có 05 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 11,041 tỷ đồng; Giải quyết các vấn đề xã hội có 15 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 12,609 tỷ đồng; Lĩnh vực khác có 04 chương trình, dự án với tổng giá trị giải ngân của các chương trình, dự án là 4,076 tỷ đồng.
Nhìn chung, các chương trình, dự án PCPNN đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng dự án tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cộng đồng dân cư trong vùng dự án được hỗ trợ kỹ thuật và một số điều kiện khác như vốn, vật tư, phân bón, giống cây, con... để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo đồng thời được tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, xây dựng cuộc sống ổn định, bền vững, nâng cao năng lực về quản lý, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng… Tỉnh Yên Bái cũng đã đề xuất một số kiến nghị với đoàn công tác về công tác phi chính phủ nước ngoài để các chương trình, dự án trong thời gian tới sẽ hiệu quả hơn và mang lại kết quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh.
Đoàn công tác cũng đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu và Văn Chấn, các phòng, ban liên quan của hai huyện để tìm hiểu về công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện đồng thời đánh giá, tham quan một số chương trình, dự án được thực hiện có hiệu quả.
Theo báo cáo của UBND huyện, từ năm 2014-2018, trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã có 11 tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức PCPNN triển khai các hoạt động và tài trợ cho 19 dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực: phát triển kinh tế xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội, các lĩnh vực khác với tổng ngân sách viện trợ đạt 46.996,6 triệu đồng.
Cũng trong giai đoạn 2014-2018, huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều mô hình, dự án sinh kế với tổng số số tiền 2.287.113 USD và 4.992.000.000 đồng từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ vào mục tiêu giảm nghèo. Các chương trình, dự án đã đi vào cuộc sống người dân như: Xây dựng cơ sở hạ tầng xã đặc biệt khó khăn, chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, các chương trình hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm y tế, giáo dục, hỗ trợ sinh kế, nâng cao năng lực cộng đồng... Nhờ đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, hạn chế được tình trạng đói giáp hạt. Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, đường giao thông, thuỷ lợi…được cải thiện cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về đi lại, khám chữa bệnh và học tập của người dân.
Chuyến khảo sát của Đề án nghiên cứu, đánh giá “Mô hình thành công trong xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc” tại ba tỉnh: Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình hướng đến các mục tiêu: tìm hiểu tổng quan hoạt động của các TCPCPNN tại khu vực Tây Bắc; mô hình sinh kế thành công cho các cộng đồng nghèo khu vực Tây Bắc; giới thiệu mô hình sinh kế thành công cho các địa phương, các TCPCPNN và các cơ quan liên quan. Đề án được thực hiện nhằm thúc đẩy các chính sách hỗ trợ các cộng đồng nghèo khu vực Tây Bắc trong thời gian tới./.