Nhằm chia sẻ những thông tin tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết trong thời gian qua, cũng như vai trò và quyền lợi của người lao động trong các Hiệp định này, ngày 07/06/2017, Viện nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân Việt Nam (VPDS) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tổ chức tập huấn “Việt Nam với việc thực hiện các FTA: Vai trò và quyền lợi của người lao động” cho cán bộ Liên hiệp các tỉnh, thành trên cả nước.
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định Thương mại tự do
Tham dự và Chủ trì Hội thảo có ông Phan Anh Sơn - Viện trưởng VPDS cùng các cán bộ đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao - Bộ Ngoại giao, Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, Trưởng đại diện của Marie Stopes International và tổ chức Respect Việt Nam. Trong khuôn khổ nội dung, Hội thảo sẽ cung cấp cho các đại biểu những thông tin tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết; thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do; Thảo luận về vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền của người lao động.
Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các khái niệm về FTA cho riêng mình. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên. Ngày nay, FTA còn có cả các nội dung mới xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường… Một FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau: Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại; Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm; Quy định về quy tắc xuất xứ.
Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký gửi Thường vụ Quốc hội ngày 21-12 liên quan đến Nghị quyết số 1052/NQ-UBTVQH13 về Một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tính đến nay Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đang đàm phán 4 FTA khác.
Việt Nam chúng ta đang hội nhập sâu rộng theo chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước kể từ Đại hội VI. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ta đã được khởi động từ cách đây rất lâu. Sau khi có chủ trương Đổi Mới vào năm 1986 thì ngay năm 1991, Đại hội Đảng đã khẳng định chủ trương "đa dạng hóa" và "đa phương hóa" quan hệ kinh tế với các quốc gia, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia vào các tổ chức, hiệp hội quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện. Chủ trương này đã tiếp tục được làm giàu và phát triển thêm trong những năm sau. Đến năm 2006, khi chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì chủ trương là "chủ động", "tích cực" hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác. Đến Đại hội XI năm 2011, chủ trương tiếp tục được nâng tầm thành "hội nhập quốc tế". Bộ Chính trị ngay từ năm 2001 đã có Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế, giúp chúng ta có thể gia nhập WTO. Năm 2007, sau khi gia nhập WTO, Ban Chấp hành Trung ương có Nghị quyết về nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức. Gần đây nhất, tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị có Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Như vậy, việc tham gia các FTA là cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Đây là một chủ trương nhất quán, xuyên suốt, được thực hiện trong nhiều năm và không phụ thuộc và chu kỳ kinh tế thế giới (VCCI)./.
Lâm Gia Bình
Nhằm chia sẻ những thông tin tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết trong thời gian qua, cũng như vai trò và quyền lợi của người lao động trong các Hiệp định này, ngày 07/06/2017, Viện nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân Việt Nam (VPDS) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tổ chức tập huấn “Việt Nam với việc thực hiện các FTA: Vai trò và quyền lợi của người lao động” cho cán bộ Liên hiệp các tỉnh, thành trên cả nước. Tham dự và Chủ trì Hội thảo có ông Phan Anh Sơn - Viện trưởng VPDS cùng các cán bộ đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao - Bộ Ngoại giao, Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam, Trưởng đại diện của Marie Stopes International và tổ chức Respect Việt Nam. Trong khuôn khổ nội dung, Hội thảo sẽ cung cấp cho các đại biểu những thông tin tổng quan về các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết; thông tin về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do; Thảo luận về vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền của người lao động.
Cho tới nay đã có rất nhiều các tổ chức và quốc gia khác nhau đưa ra các khái niệm về FTA cho riêng mình. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế quan, có các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên. Ngày nay, FTA còn có cả các nội dung mới xúc tiến và tự do hóa đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường… Một FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau: Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan. Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại; Quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm; Quy định về quy tắc xuất xứ.
Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký gửi Thường vụ Quốc hội ngày 21-12 liên quan đến Nghị quyết số 1052/NQ-UBTVQH13 về Một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tính đến nay Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đang đàm phán 4 FTA khác.
Việt Nam chúng ta đang hội nhập sâu rộng theo chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước kể từ Đại hội VI. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ta đã được khởi động từ cách đây rất lâu. Sau khi có chủ trương Đổi Mới vào năm 1986 thì ngay năm 1991, Đại hội Đảng đã khẳng định chủ trương "đa dạng hóa" và "đa phương hóa" quan hệ kinh tế với các quốc gia, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia vào các tổ chức, hiệp hội quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện. Chủ trương này đã tiếp tục được làm giàu và phát triển thêm trong những năm sau. Đến năm 2006, khi chúng ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì chủ trương là "chủ động", "tích cực" hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác. Đến Đại hội XI năm 2011, chủ trương tiếp tục được nâng tầm thành "hội nhập quốc tế". Bộ Chính trị ngay từ năm 2001 đã có Nghị quyết về hội nhập kinh tế quốc tế, giúp chúng ta có thể gia nhập WTO. Năm 2007, sau khi gia nhập WTO, Ban Chấp hành Trung ương có Nghị quyết về nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức. Gần đây nhất, tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị có Nghị quyết 22 về hội nhập quốc tế. Như vậy, việc tham gia các FTA là cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Đây là một chủ trương nhất quán, xuyên suốt, được thực hiện trong nhiều năm và không phụ thuộc và chu kỳ kinh tế thế giới (VCCI)./.
Lâm Gia Bình