Với chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ, Việt Nam đã hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia để cùng nhau đóng góp vào an ninh và phát triển của khu vực cũng như trên thế giới.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng (Ảnh: Báo Chính phủ).
Là một đất nước đang hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế theo phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.
Ngày 21/7, tại buổi họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam có ý định ký một thỏa thuận tương tự với một nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Australia hay không, Phó phát ngôn Bộ ngoại giao Phạm Thu Hằng nói rõ:
"Với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, Việt Nam hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia, cùng nhau đóng góp vào hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới".
Trước đó, sáng 8/6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Ấn Độ và Việt Nam có ký một bản ghi nhớ hỗ trợ hậu cần, cho phép sử dụng căn cứ quân sự của nhau. Báo chí Ấn Độ bình luận đây là thỏa thuận lớn nhất đầu tiên về lĩnh vực này mà Việt Nam ký với một quốc gia khác.
Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước, mục tiêu của đối ngoại quốc phòng là thiết lập và phát triển quan hệ về quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững hoà bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới.
Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, an ninh của Việt Nam không thể tách rời an ninh khu vực nói riêng và an ninh của thế giới nói chung. Hợp tác quốc phòng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu quốc phòng của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam chủ trương mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam mong muốn mở rộng quan hệ quốc phòng song phương với tất cả các quốc gia. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới; đã thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại 31 nước và đã có 42 nước thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại Việt Nam.
|
Theo Tạp chí Thời Đại
Với chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ, Việt Nam đã hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia để cùng nhau đóng góp vào an ninh và phát triển của khu vực cũng như trên thế giới.Là một đất nước đang hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế theo phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.
Ngày 21/7, tại buổi họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam có ý định ký một thỏa thuận tương tự với một nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Australia hay không, Phó phát ngôn Bộ ngoại giao Phạm Thu Hằng nói rõ:
"Với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, Việt Nam hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia, cùng nhau đóng góp vào hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới".
Trước đó, sáng 8/6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Ấn Độ và Việt Nam có ký một bản ghi nhớ hỗ trợ hậu cần, cho phép sử dụng căn cứ quân sự của nhau. Báo chí Ấn Độ bình luận đây là thỏa thuận lớn nhất đầu tiên về lĩnh vực này mà Việt Nam ký với một quốc gia khác.
Đối ngoại quốc phòng là bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước, mục tiêu của đối ngoại quốc phòng là thiết lập và phát triển quan hệ về quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững hoà bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới.
Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, an ninh của Việt Nam không thể tách rời an ninh khu vực nói riêng và an ninh của thế giới nói chung. Hợp tác quốc phòng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu quốc phòng của Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam chủ trương mở rộng đối ngoại quốc phòng, tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc phòng, an ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam mong muốn mở rộng quan hệ quốc phòng song phương với tất cả các quốc gia. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng chính thức với 65 nước trong đó có các cường quốc trên thế giới; đã thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại 31 nước và đã có 42 nước thiết lập tuỳ viên quốc phòng tại Việt Nam.
Theo Tạp chí Thời Đại