Ngày 7/7, tại Cao Bằng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022.
Quang cảnh Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022 (Theo LHHNVN)
Tham dự hội nghị về phía Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có bà Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp; ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp; ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Chủ tịch Liên hiệp và hơn 200 đại biểu đến từ 66 tổ chức thành viên Trung ương, 52 Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương; lãnh đạo các ban, đơn vị và cán bộ Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Về phía tỉnh Cao Bằng tham dự có: ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Đàm Văn Eng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng.
Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện các ban, ngành ở trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu chào mừng hội nghị, ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đối ngoại nhân dân có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước và của từng địa phương, là một trong 3 trụ cột đối ngoại của đất nước. Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân được tổ chức tại tỉnh là niềm vinh dự lớn của Cao Bằng, là cơ hội rất tốt để Cao Bằng trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các tổ chức hữu nghị từ Trung ương và các địa phương trong cả nước về hoạt động đối ngoại nhân dân cũng như thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương.
Khai mạc hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022 có nhiệm vụ quán triệt sâu sắc chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chỉ thị 12-CT/TW về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 12 và Báo cáo về giải pháp tăng cường công tác phối hợp hoạt động trong hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, trong đó có xây dựng mô hình tổ chức Liên hiệp hữu nghị địa phương; đề xuất giải pháp về nội dung, phương thức triển khai hoạt động trên các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác phát triển, phi chính phủ nước ngoài, thông tin đối ngoại, công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, thời gian qua, toàn hệ thống liên hiệp hữu nghị Trung ương và địa phương tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 19/9/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VI của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; đổi mới mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả tích cực, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương ghi nhận. Bên cạnh đó, cần thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn trong triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân cũng như công tác củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức. Vì vậy, hội nghị là dịp để các đại biểu phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, tập trung, tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp nhiều sáng kiến thiết thực để Hội nghị toàn quốc lần đầu tiên thành công tốt đẹp, khởi đầu một cách làm mới, ghi một dấu ấn mới trong sự phát triển của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam báo cáo về đường lối đối ngoại Đại hội XIII, Chỉ thị 12-CT/TW, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Ông Phan Anh Sơn cũng điểm lại các điểm nổi bật về tình hình thế giới trong 6 tháng qua, các xu hướng trên thế giới và khu vực, trong đó xu hướng về hòa bình hợp tác, phát triển vẫn là mong muốn và là xu hướng chủ đạo của phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Ông Phan Anh Sơn nhấn mạnh mục tiêu nhiệm vụ đối ngoại nhân dân của Việt Nam hiện nay là tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới; giữ vững môi trường hòa bình ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; mở rộng đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện; nâng cao vị thế và uy tín của đất nước; phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc; đóng góp cho phong trào chung của nhân dân thế giới.
Trình bày giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp hoạt động trong hệ thống, mô hình tổ chức, bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương, ông Nguyễn Văn Doanh - Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nêu ra ba mục tiêu:
Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, thông suốt giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với các tổ chức thành viên Trung ương và địa phương; giữa hội hữu nghị ở Trung ương với Hội hữu nghị ở địa phương;
Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ khóa VI thành lập Liên hiệp hữu nghị ở tất cả các tỉnh còn lại;
Thống nhất trong toàn quốc về mô hình tổ chức, bộ máy ở các Liên hiệp hữu nghị địa phương theo hướng: Liên hiệp hữu nghị địa phương phải có bộ máy chuyên trách; được giao biên chế, kinh phí, được bảo đảm các điều kiện làm việc; bộ máy Liên hiệp hữu nghị địa phương có các ban tham mưu.
Nhân dịp này, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao tặng an sinh xã hội cho tỉnh Cao Bằng, gồm: 10 căn nhà tình nghĩa trị giá 700 triệu đồng, 500 triệu đồng quà an sinh xã hội, 10.000 USD học bổng cho học sinh nghèo trên địa bàn tỉnh.
Chiều cùng ngày, các đại biểu tiến hành thảo luận nhóm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đề xuất những ý tưởng mới, kiến nghị các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.
(Sưu tầm - Theo LHHNVN)
Ngày 7/7, tại Cao Bằng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022.Tham dự hội nghị về phía Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có bà Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp; ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp; ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Chủ tịch Liên hiệp và hơn 200 đại biểu đến từ 66 tổ chức thành viên Trung ương, 52 Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương; lãnh đạo các ban, đơn vị và cán bộ Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Về phía tỉnh Cao Bằng tham dự có: ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Đàm Văn Eng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng.
Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện các ban, ngành ở trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí.
Phát biểu chào mừng hội nghị, ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đối ngoại nhân dân có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước và của từng địa phương, là một trong 3 trụ cột đối ngoại của đất nước. Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân được tổ chức tại tỉnh là niềm vinh dự lớn của Cao Bằng, là cơ hội rất tốt để Cao Bằng trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các tổ chức hữu nghị từ Trung ương và các địa phương trong cả nước về hoạt động đối ngoại nhân dân cũng như thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu khai mạc (Theo LHHNVN)
Khai mạc hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022 có nhiệm vụ quán triệt sâu sắc chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chỉ thị 12-CT/TW về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 12 và Báo cáo về giải pháp tăng cường công tác phối hợp hoạt động trong hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, trong đó có xây dựng mô hình tổ chức Liên hiệp hữu nghị địa phương; đề xuất giải pháp về nội dung, phương thức triển khai hoạt động trên các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác phát triển, phi chính phủ nước ngoài, thông tin đối ngoại, công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo bà Nguyễn Phương Nga, thời gian qua, toàn hệ thống liên hiệp hữu nghị Trung ương và địa phương tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 19/9/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Nghị quyết Đại hội VI của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; đổi mới mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả tích cực, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương ghi nhận. Bên cạnh đó, cần thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn trong triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân cũng như công tác củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức. Vì vậy, hội nghị là dịp để các đại biểu phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, tập trung, tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp nhiều sáng kiến thiết thực để Hội nghị toàn quốc lần đầu tiên thành công tốt đẹp, khởi đầu một cách làm mới, ghi một dấu ấn mới trong sự phát triển của hệ thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam báo cáo về đường lối đối ngoại Đại hội XIII, Chỉ thị 12-CT/TW, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Ông Phan Anh Sơn cũng điểm lại các điểm nổi bật về tình hình thế giới trong 6 tháng qua, các xu hướng trên thế giới và khu vực, trong đó xu hướng về hòa bình hợp tác, phát triển vẫn là mong muốn và là xu hướng chủ đạo của phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Ông Phan Anh Sơn nhấn mạnh mục tiêu nhiệm vụ đối ngoại nhân dân của Việt Nam hiện nay là tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới; giữ vững môi trường hòa bình ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; mở rộng đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện; nâng cao vị thế và uy tín của đất nước; phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc; đóng góp cho phong trào chung của nhân dân thế giới.
Trình bày giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp hoạt động trong hệ thống, mô hình tổ chức, bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương, ông Nguyễn Văn Doanh - Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nêu ra ba mục tiêu:
Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, thông suốt giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với các tổ chức thành viên Trung ương và địa phương; giữa hội hữu nghị ở Trung ương với Hội hữu nghị ở địa phương;
Phấn đấu đến hết nhiệm kỳ khóa VI thành lập Liên hiệp hữu nghị ở tất cả các tỉnh còn lại;
Thống nhất trong toàn quốc về mô hình tổ chức, bộ máy ở các Liên hiệp hữu nghị địa phương theo hướng: Liên hiệp hữu nghị địa phương phải có bộ máy chuyên trách; được giao biên chế, kinh phí, được bảo đảm các điều kiện làm việc; bộ máy Liên hiệp hữu nghị địa phương có các ban tham mưu.
Nhân dịp này, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trao tặng an sinh xã hội cho tỉnh Cao Bằng, gồm: 10 căn nhà tình nghĩa trị giá 700 triệu đồng, 500 triệu đồng quà an sinh xã hội, 10.000 USD học bổng cho học sinh nghèo trên địa bàn tỉnh.
Chiều cùng ngày, các đại biểu tiến hành thảo luận nhóm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đề xuất những ý tưởng mới, kiến nghị các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.
(Sưu tầm - Theo LHHNVN)