Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tác động đan xen, nhiều chiều đến tình hình an ninh và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Trong nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức khi tiến trình hội nhập đang ngày càng sâu rộng, đời sống nhân dân còn khó khăn, tình hình trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Đứng trước tình hình đó, tỉnh Yên Bái đã bám sát và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI... Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực. Quan tâm, chú trọng đến việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị, ngoại giao với các địa phương như tỉnh Val de Marne (Cộng hòa Pháp); tỉnh Viêng Chăn và Xay nha bu ly (CHDCND Lào); Massa & Carrara (Cộng hòa Italia)… qua đó góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh, tạo cơ hội thu hút viện trợ và kêu gọi đầu tư. Tích cực xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế là các nhà tài trợ ODA, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài NGO. Đội ngũ cán bộ ngoại giao của tỉnh cơ bản được đánh giá là có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng và chuyên nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng công tác đối ngoại được tỉnh Yên Bái rất quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới vẫn cần được quan tâm hơn nữa, trong đó, chú trọng tới việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của tỉnh. Để làm được điều đó, căn cứ vào đặc điểm tình hình của tỉnh và bối cảnh trong và ngoài nước, một số đề xuất giải pháp sau cần được thực hiện đồng bộ:
Trước tiên, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về công tác đối ngoại: nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ chuyên môn, giỏi ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu đối ngoại trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác đối ngoại tại địa phương; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Qua đó nâng cao vai trò, vị trí của cơ quan ngoại vụ địa phương nói riêng và công tác đối ngoại của tỉnh nói chung.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và trọng dụng người tài. Cải tiến công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng “nguồn đầu vào”, tuyển chọn đúng cán bộ trẻ có trình độ, năng lực chuyên môn và tiềm năng để trở thành cán bộ ngoại giao giỏi trên nhiều lĩnh vực.
Tăng cường công tác kinh tế đối ngoại, bao gồm: xúc tiến thương mại, đầu tư, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO), viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tăng cường cơ chế phối hợp, hợp tác, trao đổi thông tin với Vụ Chính sách đối ngoại và Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao; Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để kịp thời nắm bắt tình hình trong nước và thế giới, triển khai hiệu quả công tác đối ngoại, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn ODA, FDI và viện trợ NGO, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đẩy mạnh công tác rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị - tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức và tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đối ngoại.
Với quyết tâm và nỗ lực chung của các cấp, các ngành, cùng với việc tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp nêu trên, công tác đối ngoại tỉnh Yên Bái thời gian tới chắc chắn sẽ có những bước phát triển toàn diện, đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra./.
Lâm Gia Bình
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tác động đan xen, nhiều chiều đến tình hình an ninh và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Trong nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức khi tiến trình hội nhập đang ngày càng sâu rộng, đời sống nhân dân còn khó khăn, tình hình trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Đứng trước tình hình đó, tỉnh Yên Bái đã bám sát và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI... Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh việc triển khai các hoạt động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực. Quan tâm, chú trọng đến việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị, ngoại giao với các địa phương như tỉnh Val de Marne (Cộng hòa Pháp); tỉnh Viêng Chăn và Xay nha bu ly (CHDCND Lào); Massa & Carrara (Cộng hòa Italia)… qua đó góp phần quảng bá hình ảnh của tỉnh, tạo cơ hội thu hút viện trợ và kêu gọi đầu tư. Tích cực xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế là các nhà tài trợ ODA, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài NGO. Đội ngũ cán bộ ngoại giao của tỉnh cơ bản được đánh giá là có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng và chuyên nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng công tác đối ngoại được tỉnh Yên Bái rất quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới vẫn cần được quan tâm hơn nữa, trong đó, chú trọng tới việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của tỉnh. Để làm được điều đó, căn cứ vào đặc điểm tình hình của tỉnh và bối cảnh trong và ngoài nước, một số đề xuất giải pháp sau cần được thực hiện đồng bộ:
Trước tiên, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của các nước và các vùng lãnh thổ trên thế giới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về công tác đối ngoại: nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ chuyên môn, giỏi ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu đối ngoại trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác đối ngoại tại địa phương; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Qua đó nâng cao vai trò, vị trí của cơ quan ngoại vụ địa phương nói riêng và công tác đối ngoại của tỉnh nói chung.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và trọng dụng người tài. Cải tiến công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng “nguồn đầu vào”, tuyển chọn đúng cán bộ trẻ có trình độ, năng lực chuyên môn và tiềm năng để trở thành cán bộ ngoại giao giỏi trên nhiều lĩnh vực.
Tăng cường công tác kinh tế đối ngoại, bao gồm: xúc tiến thương mại, đầu tư, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO), viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tăng cường cơ chế phối hợp, hợp tác, trao đổi thông tin với Vụ Chính sách đối ngoại và Cục Ngoại vụ thuộc Bộ Ngoại giao; Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để kịp thời nắm bắt tình hình trong nước và thế giới, triển khai hiệu quả công tác đối ngoại, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực bên ngoài như nguồn vốn ODA, FDI và viện trợ NGO, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đẩy mạnh công tác rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị - tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức và tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đối ngoại.
Với quyết tâm và nỗ lực chung của các cấp, các ngành, cùng với việc tích cực triển khai, thực hiện các giải pháp nêu trên, công tác đối ngoại tỉnh Yên Bái thời gian tới chắc chắn sẽ có những bước phát triển toàn diện, đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại mà Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra./.