Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những năm tháng “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” vẫn mãi sâu đậm trong trái tim các cựu chiến binh Lào. Đó là những tình cảm thiêng liêng, cao quý, là minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào.
Trung tá Bounthanh Manivong.
Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, mười hai tuổi, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào Khamman Khunchantha đã bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng như: liên lạc đưa tin, dẫn đường cho bộ đội Lào và Việt Nam qua lại biên giới để trao đổi công việc. Chính sự giác ngộ từ sớm, năm 1966, khi tròn 18 tuổi, ông Khamman đã trở thành người lính bộ đội PathetLao để cùng sát cánh với bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam. Trải qua 22 trận đánh lớn nhỏ suốt những năm 1967-1970, ông Khamman luôn ấn tượng sâu đậm về những năm tháng “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” của bộ đội Việt Nam và bộ đội Pathet Lào trong các chiến dịch giải phóng, giành độc lập cho dân tộc.
Trong chiến dịch, chúng tôi phối hợp với bộ đội Việt Nam để giải phóng Cánh đồng Chum. Bộ đội tình nguyện Việt Nam vào đánh trước. Phải công nhận là họ rất giỏi. Nếu bây giờ chiến tranh có xảy ra, tôi sẽ đưa cả gia đình con cái sang Việt Nam vì đi đâu cũng không thể an toàn bằng. Tình Việt - Lào khăng khít như vậy đấy.
Với lòng yêu nước nồng nàn, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược, Trung tá Bounthanh Manivong đã xung phong nhập ngũ để cùng kề vai, sát cánh với quân tình nguyện Việt Nam.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng Trung tá Bounthanh vẫn không quên những ký ức về năm tháng chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi với những người anh em Việt Nam sang Lào làm nghĩa vụ quốc tế. Trung tá Bounthanh nhớ lại, trong những năm 1970, đơn vị ông cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam đã tham gia nhiều chiến dịch và trận đánh tại khu vực Xiengkhouang, trong đó có hai trận mà ông rất nhớ. Đó là vào năm 1970, đại đội 125 của ông cùng tham gia phòng ngự tại địa điểm Phou Nghiu, Meuang Mok. Tại đây, đơn vị ông cùng phía Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ đỉnh núi và khu vực đó. Ở trận thứ hai vào năm 1971, đơn vị ông chuyển từ Phou Nghiu sang phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam ở Meuang Ngan. Đây là một trong những trận đánh khó khăn vì đơn vị của ông và bộ đội Việt Nam phải đối mặt với một đơn vị nổi tiếng của Vàng Pao, được trang bị vũ khí hiện đại. Trung tá Bounthanh kể, mặc dù địch bắn phá ác liệt, nhưng lực lượng của liên minh chiến đấu Lào – Việt không hề nao núng, càng đánh càng kiên cường, bền bỉ, tinh thần chiến sĩ càng vững mạnh.
Xung quay Cánh đồng Chum này, tất cả các ngọn đồi cao ở đây đều có bộ đôi Việt Nam và Lào đóng giữ, đi đâu hai bên cũng đi cùng nhau, cùng ăn, cùng chiến đấu, luôn nắm chặt tay nhau cùng vượt qua mọi khó khăn. Có thể nói, đây là tình đoàn kết cực kỳ vững chắc, không có ai, chẳng thời gian nào chia rẽ được tình đoàn kết Việt – Lào.
Không phải trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu nhiều như ông Khamman và Bounthanh, nhưng với Trung tá Khamdy Vannahak, ký ức về những năm tháng được làm việc với chuyên gia Việt Nam vẫn in đậm và vẹn nguyên trong ông sau nhiều thập kỷ. Ông kể, cứ mỗi lần có dịp thăm lại Cánh đồng Chum, Xiengkhouang, từng mảng ký ức trong ông lại trào dâng lên những hình ảnh khốc liệt khi bộ đội Lào, quân tình nguyện Việt Nam và địch giành giật nhau mảnh đất chiến lược này. Trung tá Khamdy tâm sự, ông nhập ngũ năm 1966 và được phiên chế về Đại đội Thông tin, Bộ Chỉ huy khu vực quân sự Xiengkhuang. Khi đó trong đại đội ông đang có các chuyên gia Việt Nam tên là Bội, Nhai và Khởi. Để công tác chỉ huy, chỉ đạo thông tin được thông suốt và luôn đảm bảo bí mật, các chuyên gia Việt Nam đã cùng ăn, cùng ở với đơn vị ông, giúp đỡ, đào tạo các cán bộ, chiến sĩ trong đại đội ông về nghiệp vụ. Đôi mắt Trung tá sáng ngời khi kể lại hồi ức về thời binh lửa của mình.
Từ năm 1966-1969, các chuyên gia Việt Nam lúc nào cũng cùng ăn cùng ở, kề vai sát cánh với đại đội tôi, đào tạo tôi và các cán bộ chiến sĩ trong đại đội từ tiếng Việt, đến kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ theo đúng tinh thần ‘hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa.’ Nhờ sự chỉ dạy nhiệt tình, tận tâm tận sức của các chuyên gia Việt Nam, Đại đội Thông tin của tôi sau này đã trở thành Đại đội Anh hùng.
Trong 3 thập kỷ, giai đoạn 1945-1975, đã có tới 80.000 lượt chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam được cử sang công tác và chiến đấu tại Lào. Có chiến sỹ lên đường từ khi mười tám, đôi mươi, hoàn thành nhiệm vụ về nước khi tóc đã ngả màu. Có gia đình, nhiều thế hệ là quân tình nguyện. Và đã có 40.000 cán bộ, chiến sỹ hy sinh, hàng chục nghìn người bị thương trên mảnh đất Triệu Voi.
Nhiều thập kỷ đã trôi qua, những cựu binh Lào vẫn luôn khẳng định khó có nơi nào, có nước nào có thể làm được như Lào và Việt Nam, về tình đoàn kết, về quan hệ, cùng sống, cùng chiến đấu, cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau mọi thứ, kể cả máu xương.
Theo VOV
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những năm tháng “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” vẫn mãi sâu đậm trong trái tim các cựu chiến binh Lào. Đó là những tình cảm thiêng liêng, cao quý, là minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào.Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, mười hai tuổi, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào Khamman Khunchantha đã bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng như: liên lạc đưa tin, dẫn đường cho bộ đội Lào và Việt Nam qua lại biên giới để trao đổi công việc. Chính sự giác ngộ từ sớm, năm 1966, khi tròn 18 tuổi, ông Khamman đã trở thành người lính bộ đội PathetLao để cùng sát cánh với bộ đội tình nguyện và chuyên gia Việt Nam. Trải qua 22 trận đánh lớn nhỏ suốt những năm 1967-1970, ông Khamman luôn ấn tượng sâu đậm về những năm tháng “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” của bộ đội Việt Nam và bộ đội Pathet Lào trong các chiến dịch giải phóng, giành độc lập cho dân tộc.
Trong chiến dịch, chúng tôi phối hợp với bộ đội Việt Nam để giải phóng Cánh đồng Chum. Bộ đội tình nguyện Việt Nam vào đánh trước. Phải công nhận là họ rất giỏi. Nếu bây giờ chiến tranh có xảy ra, tôi sẽ đưa cả gia đình con cái sang Việt Nam vì đi đâu cũng không thể an toàn bằng. Tình Việt - Lào khăng khít như vậy đấy.
Với lòng yêu nước nồng nàn, không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược, Trung tá Bounthanh Manivong đã xung phong nhập ngũ để cùng kề vai, sát cánh với quân tình nguyện Việt Nam.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng Trung tá Bounthanh vẫn không quên những ký ức về năm tháng chiến đấu, chia ngọt sẻ bùi với những người anh em Việt Nam sang Lào làm nghĩa vụ quốc tế. Trung tá Bounthanh nhớ lại, trong những năm 1970, đơn vị ông cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam đã tham gia nhiều chiến dịch và trận đánh tại khu vực Xiengkhouang, trong đó có hai trận mà ông rất nhớ. Đó là vào năm 1970, đại đội 125 của ông cùng tham gia phòng ngự tại địa điểm Phou Nghiu, Meuang Mok. Tại đây, đơn vị ông cùng phía Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ đỉnh núi và khu vực đó. Ở trận thứ hai vào năm 1971, đơn vị ông chuyển từ Phou Nghiu sang phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam ở Meuang Ngan. Đây là một trong những trận đánh khó khăn vì đơn vị của ông và bộ đội Việt Nam phải đối mặt với một đơn vị nổi tiếng của Vàng Pao, được trang bị vũ khí hiện đại. Trung tá Bounthanh kể, mặc dù địch bắn phá ác liệt, nhưng lực lượng của liên minh chiến đấu Lào – Việt không hề nao núng, càng đánh càng kiên cường, bền bỉ, tinh thần chiến sĩ càng vững mạnh.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Lào Khamman Khunchantha.
Xung quay Cánh đồng Chum này, tất cả các ngọn đồi cao ở đây đều có bộ đôi Việt Nam và Lào đóng giữ, đi đâu hai bên cũng đi cùng nhau, cùng ăn, cùng chiến đấu, luôn nắm chặt tay nhau cùng vượt qua mọi khó khăn. Có thể nói, đây là tình đoàn kết cực kỳ vững chắc, không có ai, chẳng thời gian nào chia rẽ được tình đoàn kết Việt – Lào.
Không phải trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu nhiều như ông Khamman và Bounthanh, nhưng với Trung tá Khamdy Vannahak, ký ức về những năm tháng được làm việc với chuyên gia Việt Nam vẫn in đậm và vẹn nguyên trong ông sau nhiều thập kỷ. Ông kể, cứ mỗi lần có dịp thăm lại Cánh đồng Chum, Xiengkhouang, từng mảng ký ức trong ông lại trào dâng lên những hình ảnh khốc liệt khi bộ đội Lào, quân tình nguyện Việt Nam và địch giành giật nhau mảnh đất chiến lược này. Trung tá Khamdy tâm sự, ông nhập ngũ năm 1966 và được phiên chế về Đại đội Thông tin, Bộ Chỉ huy khu vực quân sự Xiengkhuang. Khi đó trong đại đội ông đang có các chuyên gia Việt Nam tên là Bội, Nhai và Khởi. Để công tác chỉ huy, chỉ đạo thông tin được thông suốt và luôn đảm bảo bí mật, các chuyên gia Việt Nam đã cùng ăn, cùng ở với đơn vị ông, giúp đỡ, đào tạo các cán bộ, chiến sĩ trong đại đội ông về nghiệp vụ. Đôi mắt Trung tá sáng ngời khi kể lại hồi ức về thời binh lửa của mình.
Từ năm 1966-1969, các chuyên gia Việt Nam lúc nào cũng cùng ăn cùng ở, kề vai sát cánh với đại đội tôi, đào tạo tôi và các cán bộ chiến sĩ trong đại đội từ tiếng Việt, đến kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ theo đúng tinh thần ‘hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa.’ Nhờ sự chỉ dạy nhiệt tình, tận tâm tận sức của các chuyên gia Việt Nam, Đại đội Thông tin của tôi sau này đã trở thành Đại đội Anh hùng.
Trung tá Khamdy Vannahak.
Trong 3 thập kỷ, giai đoạn 1945-1975, đã có tới 80.000 lượt chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam được cử sang công tác và chiến đấu tại Lào. Có chiến sỹ lên đường từ khi mười tám, đôi mươi, hoàn thành nhiệm vụ về nước khi tóc đã ngả màu. Có gia đình, nhiều thế hệ là quân tình nguyện. Và đã có 40.000 cán bộ, chiến sỹ hy sinh, hàng chục nghìn người bị thương trên mảnh đất Triệu Voi.
Nhiều thập kỷ đã trôi qua, những cựu binh Lào vẫn luôn khẳng định khó có nơi nào, có nước nào có thể làm được như Lào và Việt Nam, về tình đoàn kết, về quan hệ, cùng sống, cùng chiến đấu, cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau mọi thứ, kể cả máu xương.
Theo VOV