Tháng Sáu, nắng rực vàng trên các cánh đồng Mường Lò, Đại Phú An; nắng tươi xanh những đồi chè Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình. Và khi các nhà trường gióng lên hồi trống cuối năm báo hiệu một niên học kết thúc với bao thắng lợi nức lòng người.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái - Đỗ Đức Duy
Tháng Sáu cũng là dịp du khách bốn phương hướng về Yên Bái để được thỏa sức chiêm ngưỡng kì tích nhân tạo Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; đến Trạm Tấu say ngắm bát ngát biển mây cùng đắm mình trong dòng khoáng nóng; hay thả hồn thơ thới trên sóng nước Hồ Thác Bà. Cũng là lúc các địa phương, các ngành trong tỉnh sôi nổi không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2023).
Đến với Yên Bái, một anh bạn nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng trước vùng quê giàu đẹp, con người thân thiện. Với anh, có lẽ câu ca xửa xưa:
"Lại nghe nói Lào Cai, Yên Bái
Mấy muôn người xẻ núi, ngăn sông
Độc thay lam chướng nghìn trùng
Nước sâu ném xác, hang cùng chất xương”
vẫn chưa hết ám ảnh. Hơn một thế kỷ rồi, trải qua thăng trầm của lịch sử đồng bào các dân tộc Yên Bái dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đứng lên đấu tranh giành tự do, độc lập; anh dũng chống lại mọi kẻ thù xâm lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và ngày nay đang tích cực mang tài trí của mình dựng xây quê hương.
Bạn thơ ơi, đến với đất này hẳn bạn đã được nghe ca khúc "Ta đi xây cho sáng đẹp trời xuân” của nhạc sĩ Trọng Loan: Ta đi xây nên những công trình từ đời ông cha ta xưa hằng mơ ước, làm đẹp giàu cho Tổ quốc yêu thương. Với đôi bàn tay lao động, với tiếng hát yêu đời và niềm tự hào chiến thắng, ta đi theo Đảng, xây cho ngày nay và xây cho mai sau. Xây cho Tổ quốc vươn cao mãi mãi, sáng đẹp một trời xuân hồng thắm tương lai… Bài ca được tác giả sáng tác năm 1971 khi đi thực tế tại công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà – đứa con đầu lòng của thủy điện Việt Nam. Ca khúc này cũng là món quà tinh thần nhạc sĩ dâng tặng quê hương, bởi lẽ Yên Bái là quê ngoại và cũng đồng thời là nơi ông theo Sư đoàn 316 về giải phóng Ca Vịnh, Ba Khe, Nghĩa Lộ năm 1951 với bao kỷ niệm một thời.
Yên Bái quê hương chúng ta, lung linh sáng điện Thác Bà. Cũng từ đó, ánh sáng văn minh Đảng mang lại đã tỏa chiếu khắp bản làng vùng cao, vùng thấp. Trong mọi kỳ Đại hội, mục tiêu cao nhất của Đảng bộ đều là xây dựng quê hương giàu đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Tại Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025, Nghị quyết Đại hội xác định mục tiêu phát triển: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030”.
Thật phấn khởi, nhất là được đón nhận dàn lãnh đạo tài năng, tràn đầy sức trẻ và quyết tâm cao, biết khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh. Qua nửa nhiệm kỳ, khát vọng vươn lên đã trở thành nguồn động lực để toàn Đảng, toàn dân phấn đấu. Năm 2021, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,11%, xếp thứ 2/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc; xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2022, kinh tế duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng GRDP đạt 8,62%, cao nhất kể từ năm 2015; bình quân từ đầu nhiệm kỳ đạt 7,86%/năm.
Thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ và có bước tăng trưởng tích cực, nhất là dịch vụ du lịch. Thu ngân sách ước đạt trên 4.600 tỷ đồng, vượt 77,8% so với dự toán Trung ương giao, vượt dự toán HĐND tỉnh giao. Công tác chuyển đổi số được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực bước đầu; Yên Bái đã vươn lên đứng thứ 27/63 các tỉnh, thành về chỉ số chuyển đổi số quốc gia (DTI), tăng 13 bậc so với năm trước.
Văn hóa – xã hội được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ. Quốc phòng – an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Những thắng lợi đó là bước đệm để vững bước vào năm 2023 – năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX. Nhằm tạo sự đột phá, ngày 18/11/2022 Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 135-CTr/TU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm với chủ đề là "Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; quyết liệt triển khai hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; tập trung phát triển hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”.
Bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương quyết liệt triển khai khá toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023.
Đánh giá bước đầu, trong quý I: kinh tế – xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với với cùng kỳ và so với kịch bản tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 6,04%, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 30/63 tỉnh, thành. Các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội bảo đảm thực hiện hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Tổng vốn đầu tư phát triển quý I/2023 ước đạt trên 3.000 tỷ đồng, bằng 15,5% kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2022, bằng 102,8% kịch bản tăng trưởng; giải ngân các nguồn vốn đạt 14,8% kế hoạch, cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước đạt 9,7%).
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai sâu rộng, bảo đảm thực chất, phù hợp khả năng, nguồn lực của địa phương, phấn đấu năm 2023 có thêm xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và huyện Yên Bình cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện NTM. Về văn hóa, xã hội cũng có sự phát triển vượt trội.
Riêng giáo dục – đào tạo đã có 6 trường mầm non và phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, bằng 40% kế hoạch; nâng tổng số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 321 trường, bằng 97,3% kế hoạch, đạt tỷ lệ 72,6%. Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia đạt 33 giải, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm học 2021 – 2022).
Hòa trong niềm vui chung, tôi cùng người bạn thơ thung thăng theo tỉnh lộ 174 đến với huyện vùng cao đặc biệt khó khăn Trạm Tấu. Địa phương này bây giờ thay đổi nhiều quá, đường nội thị trải nhựa áp phan; công sở, nhà dân xây mới khang trang; hệ thống đường giao thông kết nối đưa khách du lịch đến thăm và nghỉ dưỡng ngày càng đông, thật xứng với thương hiệu "Trạm Tấu ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”.
Trò chuyện cùng Bí thư Huyện ủy Giàng A Thào, đồng chí cho biết: "Để việc triển khai Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy được nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, huyện đã xác định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể để thực hiện; đồng thời, gắn trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân có liên quan, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Cùng đó, Huyện ủy đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, khối đoàn thể, các xã, thị trấn tập trung triển khai toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn”.
Từ phương châm hành động "Quyết liệt, sáng tạo, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả”, huyện xác định đẩy mạnh phát triển những ngành, những lĩnh vực có thế mạnh; lãnh đạo tập trung mọi giải pháp để thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước là 6,5%.
Còn ở huyện vùng cao "đất gỗ khô” – Mù Cang Chải, với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông và cũng là địa phương có nhiều lợi thế về du lịch.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định rõ ngoài nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, Đảng bộ huyện đặt ra quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch – là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Rõ ràng đây là quyết tâm lớn, một sự phấn đấu vượt lên chính mình.
Để công tác giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm mới cho lao động; số lao động tham gia hoạt động kinh tế tăng đều qua các năm; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện đã thu hút, giải quyết nhiều việc cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, để phát huy giá trị của Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang và bản sắc văn hóa dân tộc, huyện đã chú trọng hướng dẫn, tạo môi trường và cơ chế để người dân làm du lịch, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Huyện xác định phát triển du lịch dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp hữu cơ và bản sắc văn hoá dân tộc là giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Theo đó, hằng năm, huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch với quy mô ngày càng mở rộng, đổi mới, độc đáo, tạo điểm nhấn đặc trưng như: Festival dù lượn, Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Hội thi múa Khèn, Lễ hội Hoa tớ zày, Chợ phiên, Khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang bằng máy bay trực thăng… nhằm phát huy giá trị của Danh thắng Quốc gia đặc biệt và các kỳ quan, danh thắng khác.
Kết quả không ít nhà đầu tư đã đến với địa phương và hình thành một chuỗi khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp: Khu dịch vụ du lịch đèo Khau Phạ, Khu nghỉ dưỡng xã Chế Cu Nha, Nậm Khắt, Bản Lìm Mông, Bản Thái. Nhiều người dân, làng bản đã biết làm du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế từ dịch vụ du lịch tạo ra thu nhập ổn định. Lượng du khách đến với huyện tăng nhanh qua các năm.
Không chỉ hai huyện vùng cao khởi sắc, các địa phương như huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình và Thị xã Nghĩa Lộ cũng bứt tốc vươn lên. Riêng thành phố Yên Bái, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX xác định xây dựng thành phố sớm trở thành đô thị loại II, đô thị văn hóa, sinh thái và là một trong những đô thị động lực của vùng Tây Bắc phát triển theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động, Đảng bộ thành phố đã cụ thể hoá đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, có định hướng đúng đắn để phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo thế và lực mới cùng cả nước vững bước đi lên và đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện.
Đến hết năm 2022, tổng vốn đầu tư phát triển tăng 15,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng/người/năm, tăng 6,2% so với năm 2021. Tỷ lệ thôn, tổ dân phố hạnh phúc đạt 85,83%. Chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 72,7%; tăng 5,9% so với năm 2021. Và 3 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế thành phố tiếp tục có sự phát triển, tăng trưởng nhanh và cao nhất so với mặt bằng chung toàn tỉnh, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 340 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng mạnh thương mại – dịch vụ. Thành phố Yên Bái cũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Đến với Thành phố hôm nay, ngoài tận mắt chứng kiến sự hình thành các khu công nghiệp, các khu đô thị văn minh thì du khách cũng hài lòng tản bộ trên những con đường láng nhựa rợp mát cây xanh và tận hưởng thú check in bên những cây cầu bắc qua dòng sông Thao thơ mộng.
Được biết từ năm 2016 đến nay, thành phố đã huy động được trên 6.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm, có tác động lớn đến phát triển mở rộng không gian đô thị và kinh tế – xã hội của thành phố; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông có tính kết nối góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư tiềm năng vào địa bàn.
Tháng Sáu nắng và cái nắng vàng tươi đang tỏa sáng trên những công trình góp phần làm đẹp quê hương Yên Bái. Đi trên những nẻo đường đất mẹ, bên tai còn văng vẳng khúc hát năm nào "Ta đi xây nên những công trình từ đời ông cha ta xưa hằng mơ ước, làm đẹp giàu cho Tổ quốc yêu thương.
Với đôi bàn tay lao động, với tiếng hát yêu đời và niềm tự hào chiến thắng, ta đi theo Đảng, xây cho ngày nay và xây cho mai sau. Xây cho Tổ quốc vươn cao mãi mãi, sáng đẹp một trời xuân hồng thắm tương lai…”. "Ta đi xây cho sáng đẹp trời xuân”, ca khúc của nhạc sĩ Trọng Loan cũng đang góp phần thôi thúc mỗi chúng ta hãy chung tay xây dựng một Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
(Theo Báo Yên Bái)
Tháng Sáu, nắng rực vàng trên các cánh đồng Mường Lò, Đại Phú An; nắng tươi xanh những đồi chè Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình. Và khi các nhà trường gióng lên hồi trống cuối năm báo hiệu một niên học kết thúc với bao thắng lợi nức lòng người.Tháng Sáu cũng là dịp du khách bốn phương hướng về Yên Bái để được thỏa sức chiêm ngưỡng kì tích nhân tạo Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; đến Trạm Tấu say ngắm bát ngát biển mây cùng đắm mình trong dòng khoáng nóng; hay thả hồn thơ thới trên sóng nước Hồ Thác Bà. Cũng là lúc các địa phương, các ngành trong tỉnh sôi nổi không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2023).
Đến với Yên Bái, một anh bạn nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng trước vùng quê giàu đẹp, con người thân thiện. Với anh, có lẽ câu ca xửa xưa:
"Lại nghe nói Lào Cai, Yên Bái
Mấy muôn người xẻ núi, ngăn sông
Độc thay lam chướng nghìn trùng
Nước sâu ném xác, hang cùng chất xương”
vẫn chưa hết ám ảnh. Hơn một thế kỷ rồi, trải qua thăng trầm của lịch sử đồng bào các dân tộc Yên Bái dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã đứng lên đấu tranh giành tự do, độc lập; anh dũng chống lại mọi kẻ thù xâm lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và ngày nay đang tích cực mang tài trí của mình dựng xây quê hương.
Bạn thơ ơi, đến với đất này hẳn bạn đã được nghe ca khúc "Ta đi xây cho sáng đẹp trời xuân” của nhạc sĩ Trọng Loan: Ta đi xây nên những công trình từ đời ông cha ta xưa hằng mơ ước, làm đẹp giàu cho Tổ quốc yêu thương. Với đôi bàn tay lao động, với tiếng hát yêu đời và niềm tự hào chiến thắng, ta đi theo Đảng, xây cho ngày nay và xây cho mai sau. Xây cho Tổ quốc vươn cao mãi mãi, sáng đẹp một trời xuân hồng thắm tương lai… Bài ca được tác giả sáng tác năm 1971 khi đi thực tế tại công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà – đứa con đầu lòng của thủy điện Việt Nam. Ca khúc này cũng là món quà tinh thần nhạc sĩ dâng tặng quê hương, bởi lẽ Yên Bái là quê ngoại và cũng đồng thời là nơi ông theo Sư đoàn 316 về giải phóng Ca Vịnh, Ba Khe, Nghĩa Lộ năm 1951 với bao kỷ niệm một thời.
Yên Bái quê hương chúng ta, lung linh sáng điện Thác Bà. Cũng từ đó, ánh sáng văn minh Đảng mang lại đã tỏa chiếu khắp bản làng vùng cao, vùng thấp. Trong mọi kỳ Đại hội, mục tiêu cao nhất của Đảng bộ đều là xây dựng quê hương giàu đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Tại Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025, Nghị quyết Đại hội xác định mục tiêu phát triển: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030”.
Thật phấn khởi, nhất là được đón nhận dàn lãnh đạo tài năng, tràn đầy sức trẻ và quyết tâm cao, biết khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh. Qua nửa nhiệm kỳ, khát vọng vươn lên đã trở thành nguồn động lực để toàn Đảng, toàn dân phấn đấu. Năm 2021, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,11%, xếp thứ 2/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc; xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm 2022, kinh tế duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng GRDP đạt 8,62%, cao nhất kể từ năm 2015; bình quân từ đầu nhiệm kỳ đạt 7,86%/năm.
Thương mại, dịch vụ phục hồi mạnh mẽ và có bước tăng trưởng tích cực, nhất là dịch vụ du lịch. Thu ngân sách ước đạt trên 4.600 tỷ đồng, vượt 77,8% so với dự toán Trung ương giao, vượt dự toán HĐND tỉnh giao. Công tác chuyển đổi số được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực bước đầu; Yên Bái đã vươn lên đứng thứ 27/63 các tỉnh, thành về chỉ số chuyển đổi số quốc gia (DTI), tăng 13 bậc so với năm trước.
Văn hóa – xã hội được quan tâm chăm lo và có nhiều tiến bộ. Quốc phòng – an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Những thắng lợi đó là bước đệm để vững bước vào năm 2023 – năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX. Nhằm tạo sự đột phá, ngày 18/11/2022 Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 135-CTr/TU về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm với chủ đề là "Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; quyết liệt triển khai hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; tập trung phát triển hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, bứt phá trong chuyển đổi số; duy trì phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân”.
Bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức song phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương quyết liệt triển khai khá toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023.
Đánh giá bước đầu, trong quý I: kinh tế – xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với với cùng kỳ và so với kịch bản tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 6,04%, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 30/63 tỉnh, thành. Các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội bảo đảm thực hiện hiệu quả, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Tổng vốn đầu tư phát triển quý I/2023 ước đạt trên 3.000 tỷ đồng, bằng 15,5% kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2022, bằng 102,8% kịch bản tăng trưởng; giải ngân các nguồn vốn đạt 14,8% kế hoạch, cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước đạt 9,7%).
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai sâu rộng, bảo đảm thực chất, phù hợp khả năng, nguồn lực của địa phương, phấn đấu năm 2023 có thêm xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và huyện Yên Bình cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện NTM. Về văn hóa, xã hội cũng có sự phát triển vượt trội.
Riêng giáo dục – đào tạo đã có 6 trường mầm non và phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, bằng 40% kế hoạch; nâng tổng số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 321 trường, bằng 97,3% kế hoạch, đạt tỷ lệ 72,6%. Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia đạt 33 giải, đứng thứ 27/63 tỉnh, thành phố (tăng 2 bậc so với năm học 2021 – 2022).
Hòa trong niềm vui chung, tôi cùng người bạn thơ thung thăng theo tỉnh lộ 174 đến với huyện vùng cao đặc biệt khó khăn Trạm Tấu. Địa phương này bây giờ thay đổi nhiều quá, đường nội thị trải nhựa áp phan; công sở, nhà dân xây mới khang trang; hệ thống đường giao thông kết nối đưa khách du lịch đến thăm và nghỉ dưỡng ngày càng đông, thật xứng với thương hiệu "Trạm Tấu ấm áp suối nguồn, bát ngát biển mây”.
Trò chuyện cùng Bí thư Huyện ủy Giàng A Thào, đồng chí cho biết: "Để việc triển khai Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy được nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, huyện đã xác định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình cụ thể để thực hiện; đồng thời, gắn trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân có liên quan, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Cùng đó, Huyện ủy đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, khối đoàn thể, các xã, thị trấn tập trung triển khai toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn”.
Từ phương châm hành động "Quyết liệt, sáng tạo, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả”, huyện xác định đẩy mạnh phát triển những ngành, những lĩnh vực có thế mạnh; lãnh đạo tập trung mọi giải pháp để thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; huy động cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước là 6,5%.
Còn ở huyện vùng cao "đất gỗ khô” – Mù Cang Chải, với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông và cũng là địa phương có nhiều lợi thế về du lịch.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định rõ ngoài nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, Đảng bộ huyện đặt ra quyết tâm xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch – là điểm đến "Bản sắc, An toàn, Thân thiện”; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo. Rõ ràng đây là quyết tâm lớn, một sự phấn đấu vượt lên chính mình.
Để công tác giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm mới cho lao động; số lao động tham gia hoạt động kinh tế tăng đều qua các năm; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện đã thu hút, giải quyết nhiều việc cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, để phát huy giá trị của Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang và bản sắc văn hóa dân tộc, huyện đã chú trọng hướng dẫn, tạo môi trường và cơ chế để người dân làm du lịch, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Huyện xác định phát triển du lịch dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp hữu cơ và bản sắc văn hoá dân tộc là giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Theo đó, hằng năm, huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch với quy mô ngày càng mở rộng, đổi mới, độc đáo, tạo điểm nhấn đặc trưng như: Festival dù lượn, Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Hội thi múa Khèn, Lễ hội Hoa tớ zày, Chợ phiên, Khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang bằng máy bay trực thăng… nhằm phát huy giá trị của Danh thắng Quốc gia đặc biệt và các kỳ quan, danh thắng khác.
Kết quả không ít nhà đầu tư đã đến với địa phương và hình thành một chuỗi khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp: Khu dịch vụ du lịch đèo Khau Phạ, Khu nghỉ dưỡng xã Chế Cu Nha, Nậm Khắt, Bản Lìm Mông, Bản Thái. Nhiều người dân, làng bản đã biết làm du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế từ dịch vụ du lịch tạo ra thu nhập ổn định. Lượng du khách đến với huyện tăng nhanh qua các năm.
Không chỉ hai huyện vùng cao khởi sắc, các địa phương như huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình và Thị xã Nghĩa Lộ cũng bứt tốc vươn lên. Riêng thành phố Yên Bái, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX xác định xây dựng thành phố sớm trở thành đô thị loại II, đô thị văn hóa, sinh thái và là một trong những đô thị động lực của vùng Tây Bắc phát triển theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Quá trình lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động, Đảng bộ thành phố đã cụ thể hoá đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, có định hướng đúng đắn để phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo thế và lực mới cùng cả nước vững bước đi lên và đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện.
Đến hết năm 2022, tổng vốn đầu tư phát triển tăng 15,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 86 triệu đồng/người/năm, tăng 6,2% so với năm 2021. Tỷ lệ thôn, tổ dân phố hạnh phúc đạt 85,83%. Chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 72,7%; tăng 5,9% so với năm 2021. Và 3 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế thành phố tiếp tục có sự phát triển, tăng trưởng nhanh và cao nhất so với mặt bằng chung toàn tỉnh, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 340 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng mạnh thương mại – dịch vụ. Thành phố Yên Bái cũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Đến với Thành phố hôm nay, ngoài tận mắt chứng kiến sự hình thành các khu công nghiệp, các khu đô thị văn minh thì du khách cũng hài lòng tản bộ trên những con đường láng nhựa rợp mát cây xanh và tận hưởng thú check in bên những cây cầu bắc qua dòng sông Thao thơ mộng.
Được biết từ năm 2016 đến nay, thành phố đã huy động được trên 6.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm, có tác động lớn đến phát triển mở rộng không gian đô thị và kinh tế – xã hội của thành phố; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông có tính kết nối góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư tiềm năng vào địa bàn.
Tháng Sáu nắng và cái nắng vàng tươi đang tỏa sáng trên những công trình góp phần làm đẹp quê hương Yên Bái. Đi trên những nẻo đường đất mẹ, bên tai còn văng vẳng khúc hát năm nào "Ta đi xây nên những công trình từ đời ông cha ta xưa hằng mơ ước, làm đẹp giàu cho Tổ quốc yêu thương.
Với đôi bàn tay lao động, với tiếng hát yêu đời và niềm tự hào chiến thắng, ta đi theo Đảng, xây cho ngày nay và xây cho mai sau. Xây cho Tổ quốc vươn cao mãi mãi, sáng đẹp một trời xuân hồng thắm tương lai…”. "Ta đi xây cho sáng đẹp trời xuân”, ca khúc của nhạc sĩ Trọng Loan cũng đang góp phần thôi thúc mỗi chúng ta hãy chung tay xây dựng một Yên Bái "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
(Theo Báo Yên Bái)