Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, tận dụng tối đa cơ hội thị trường từ các FTA thế hệ mới, sản xuất những mặt hàng thế giới có nhu cầu cao… là những nội dung được người đứng đầu Chính phủ đặt ra với ngành Công Thương để năm 2023, xuất khẩu đạt mục tiêu tăng trưởng 6%.
Thủ tướng đã đưa ra “đầu bài” về chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, tận dụng các FTA thế hệ mới… để Bộ Công Thương, các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu lĩnh hội chuyển đổi. (Nguồn: Báo Nông nghiệp)
Sản xuất, xuất khẩu tăng chậm lại
Xuất nhập khẩu năm 2022 lần đầu tiên đạt kim ngạch trên 730 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm trước, trong đó xuất khẩu gần 372 tỷ USD, duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với mức thặng dư 11,2 tỷ USD (cao gấp hơn 3,3 lần năm trước), góp phần tích cực vào cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Tuy nhiên, sau đà tăng trưởng ấn tượng của năm 2022, mục tiêu xuất khẩu năm 2023 đang gặp nhiều trở ngại do các yếu tố không thuận về thị trường khi các nền kinh tế lớn đối mặt suy thoái.
Thực tế, ngay tháng đầu năm 2023, sản xuất và xuất khẩu đã đối mặt với sụt giảm sản lượng và kim ngạch do những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2023 giảm 14,6% so với tháng trước đó và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2023 đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6% so với tháng 12/2022 và giảm 21,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận, không chỉ sản xuất, xuất khẩu tăng chậm lại, năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp có tính nền tảng, then chốt chậm cải thiện, mà sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi cung ứng toàn cầu còn hạn chế, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), việc đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm còn chậm. Do đó, cần thêm nhiều chuyển biến mới
Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2022 cho thấy, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, chỉ chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, chiếm tới 74,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Khả năng tự chủ nguyên vật liệu đầu vào còn yếu, thể hiện ở con số xuất siêu và nhập siêu giữa 2 khu vực khá đối lập: khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 30,7 tỷ USD, trong khi khu vực FDI xuất siêu 41,9 tỷ USD.
“Sụt giảm nhu cầu trên thế giới chính là yếu tố khó khăn và thách thức lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023. Do vậy, tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như xung đột tại Ukraine, tình hình kiềm chế lạm phát, diễn biến kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn trên thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Chủ trì Hội nghị Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, mở rộng thị trường xuất khẩu tại Bộ Công Thương diễn ra cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra “đầu bài” về chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, tận dụng các FTA thế hệ mới… để Bộ Công Thương, các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu lĩnh hội chuyển đổi.
Năm 2023 đã qua 1 tháng, những tác động bên ngoài đã làm giảm đơn hàng, kéo theo sản xuất công nghiệp giảm. Thủ tướng đặt vấn đề, khi tổng cầu hàng hóa giảm thì cần thúc đẩy việc đa dạng hoá sản phẩm, thị trường và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng.
“Điều cần tập trung thực hiện tới đây là thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu, bảo đảm các cân đối lớn. Trong sản xuất hàng hóa, các ngành hàng, doanh nghiệp cần xuất khẩu các mặt hàng mà thế giới cần, chứ không phải thứ mình đang có; tập trung vào 3 đột phá chiến lược, 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu; đẩy mạnh chuyển đổi số vào sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế xanh tuần hoàn”, Thủ tướng chỉ đạo.
Hệ thống 15 hiệp định thương mại đang thực thi là “bệ đỡ” đáng kể cho xuất khẩu, mở rộng thị trường, tận dụng ưu đãi. Theo đó, việc tận dụng hiệu quả các FTA sẽ góp phần đa dạng hóa thị trường để bù đắp khó khăn tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ đề nghị mở rộng thị trường sang khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi, đồng thời tăng cường đa dạng hóa các chuỗi cung ứng.
Thị trường Trung Quốc mở cửa sau khi kiểm soát được dịch bệnh sẽ tạo cơ hội đáng kể cho Việt Nam tăng tốc xuất khẩu trở lại. Thủ tướng nhấn mạnh, cần khai thác triệt để các cơ hội từ thị trường hơn 1,4 tỷ dân này.
Tín hiệu đáng mừng là chỉ sau 1 tháng Trung Quốc mở cửa trở lại, xuất khẩu rau quả đã tăng trưởng trở lại, đạt 300 triệu USD trong tháng 1/2023, tăng 3% so với cùng kỳ.
Cần phải nói thêm, việc siết chặt kiểm dịch với hàng hóa nông sản nhập khẩu trong năm qua của Trung Quốc để phòng chống dịch bệnh đã khiến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này vuột mất hơn 300 triệu USD. Thành thử, xuất khẩu toàn ngành rau quả chỉ đạt hơn 3,35 tỷ USD, giảm 6% so với năm 2021.
Theo Báo Thế giới và Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, tận dụng tối đa cơ hội thị trường từ các FTA thế hệ mới, sản xuất những mặt hàng thế giới có nhu cầu cao… là những nội dung được người đứng đầu Chính phủ đặt ra với ngành Công Thương để năm 2023, xuất khẩu đạt mục tiêu tăng trưởng 6%.Sản xuất, xuất khẩu tăng chậm lại
Xuất nhập khẩu năm 2022 lần đầu tiên đạt kim ngạch trên 730 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm trước, trong đó xuất khẩu gần 372 tỷ USD, duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với mức thặng dư 11,2 tỷ USD (cao gấp hơn 3,3 lần năm trước), góp phần tích cực vào cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Tuy nhiên, sau đà tăng trưởng ấn tượng của năm 2022, mục tiêu xuất khẩu năm 2023 đang gặp nhiều trở ngại do các yếu tố không thuận về thị trường khi các nền kinh tế lớn đối mặt suy thoái.
Thực tế, ngay tháng đầu năm 2023, sản xuất và xuất khẩu đã đối mặt với sụt giảm sản lượng và kim ngạch do những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2023 giảm 14,6% so với tháng trước đó và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2023 đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6% so với tháng 12/2022 và giảm 21,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận, không chỉ sản xuất, xuất khẩu tăng chậm lại, năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp có tính nền tảng, then chốt chậm cải thiện, mà sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi cung ứng toàn cầu còn hạn chế, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), việc đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm còn chậm. Do đó, cần thêm nhiều chuyển biến mới
Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2022 cho thấy, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 95,09 tỷ USD, chỉ chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 276,76 tỷ USD, chiếm tới 74,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Khả năng tự chủ nguyên vật liệu đầu vào còn yếu, thể hiện ở con số xuất siêu và nhập siêu giữa 2 khu vực khá đối lập: khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 30,7 tỷ USD, trong khi khu vực FDI xuất siêu 41,9 tỷ USD.
“Sụt giảm nhu cầu trên thế giới chính là yếu tố khó khăn và thách thức lớn cho xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023. Do vậy, tăng trưởng xuất khẩu năm 2023 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như xung đột tại Ukraine, tình hình kiềm chế lạm phát, diễn biến kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn trên thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Chủ trì Hội nghị Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, mở rộng thị trường xuất khẩu tại Bộ Công Thương diễn ra cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra “đầu bài” về chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, tận dụng các FTA thế hệ mới… để Bộ Công Thương, các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu lĩnh hội chuyển đổi.
Năm 2023 đã qua 1 tháng, những tác động bên ngoài đã làm giảm đơn hàng, kéo theo sản xuất công nghiệp giảm. Thủ tướng đặt vấn đề, khi tổng cầu hàng hóa giảm thì cần thúc đẩy việc đa dạng hoá sản phẩm, thị trường và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng.
“Điều cần tập trung thực hiện tới đây là thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu, bảo đảm các cân đối lớn. Trong sản xuất hàng hóa, các ngành hàng, doanh nghiệp cần xuất khẩu các mặt hàng mà thế giới cần, chứ không phải thứ mình đang có; tập trung vào 3 đột phá chiến lược, 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu; đẩy mạnh chuyển đổi số vào sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế xanh tuần hoàn”, Thủ tướng chỉ đạo.
Hệ thống 15 hiệp định thương mại đang thực thi là “bệ đỡ” đáng kể cho xuất khẩu, mở rộng thị trường, tận dụng ưu đãi. Theo đó, việc tận dụng hiệu quả các FTA sẽ góp phần đa dạng hóa thị trường để bù đắp khó khăn tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ đề nghị mở rộng thị trường sang khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi, đồng thời tăng cường đa dạng hóa các chuỗi cung ứng.
Thị trường Trung Quốc mở cửa sau khi kiểm soát được dịch bệnh sẽ tạo cơ hội đáng kể cho Việt Nam tăng tốc xuất khẩu trở lại. Thủ tướng nhấn mạnh, cần khai thác triệt để các cơ hội từ thị trường hơn 1,4 tỷ dân này.
Tín hiệu đáng mừng là chỉ sau 1 tháng Trung Quốc mở cửa trở lại, xuất khẩu rau quả đã tăng trưởng trở lại, đạt 300 triệu USD trong tháng 1/2023, tăng 3% so với cùng kỳ.
Cần phải nói thêm, việc siết chặt kiểm dịch với hàng hóa nông sản nhập khẩu trong năm qua của Trung Quốc để phòng chống dịch bệnh đã khiến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này vuột mất hơn 300 triệu USD. Thành thử, xuất khẩu toàn ngành rau quả chỉ đạt hơn 3,35 tỷ USD, giảm 6% so với năm 2021.
Theo Báo Thế giới và Việt Nam