Ngày 10/01 vừa qua, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại trụ sở Bộ Ngoại giao với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và đại diện lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành liên quan.
Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2023 (Ảnh: Kiểm toán Nhà nước)
Năm 2022, tình hình quốc tế tiếp tục trải qua những biến động lớn, diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Trước bối cảnh đó, triển khai phương châm ngoại giao "Tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả, cùng phát triển", ngành ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân và các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, đạt kết quả toàn diện và quan trọng, góp phần tích cực vào thành tựu đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm vừa qua. Thể hiện qua gần 70 hoạt động đối ngoại cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Việt Nam được quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022 - 2026… cho thấy sự ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam vào giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Năm 2022, bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Yên Bái cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen, tác động không nhỏ tới kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Song, với tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả” của các cấp ủy, chính quyền, cùng với sự đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã khắc phục khó khăn, vượt lên thách thức, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2022: Tốc độ tăng GRDP đạt 8,62% (vượt kế hoạch đã đề ra là 7,5%); thu ngân sách đạt 4.616,6 tỷ đồng, vượt 78,4% dự toán Trung ương giao, tăng 5,5% so với năm 2021; công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt tốc độ khá, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; chuyển đổi số được triển khai hiệu quả, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện, sáng tạo; chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên; an sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,05%, vượt 1,05% so với kế hoạch; chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 62,57%, vượt 1,37% so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương đã tham luận, làm rõ những kết quả nổi bật của công tác đối ngoại năm 2022, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023; đề xuất các nhiệm vụ nhằm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại để công tác đối ngoại trong năm 2023 và thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới cần triển khai, thực hiện:
Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai hiệu quả và vận dụng sáng tạo, linh hoạt, triển khai có trọng tâm, trọng điểm đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…
Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, không để bị động về chiến lược; giữ gìn môi trường hòa bình và huy động tối đa ngoại lực để phát triển đất nước.
Thứ ba, tập trung thực hiện tốt 3 nhóm nhiệm vụ: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; nhiệm vụ trung tâm; nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị - xã hội. Nhiệm vụ trung tâm là phục vụ phát triển đất nước theo hướng bền vững, tự lực, tự cường; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế đất nước, thể hiện vai trò, đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực và thế giới.
Thứ tư, tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả hơn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Quốc hội, đối ngoại nhân dân; giữa các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Thứ năm, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao bản lĩnh, vững vàng về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, thạo về ngoại ngữ, hiệu quả trong công tác, luôn đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên trên hết.
Thứ sáu, coi trọng công tác xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đảng viên./.
Lâm Gia Bình
Ngày 10/01 vừa qua, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại trụ sở Bộ Ngoại giao với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và đại diện lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành liên quan. Năm 2022, tình hình quốc tế tiếp tục trải qua những biến động lớn, diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Trước bối cảnh đó, triển khai phương châm ngoại giao "Tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả, cùng phát triển", ngành ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân và các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, đạt kết quả toàn diện và quan trọng, góp phần tích cực vào thành tựu đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm vừa qua. Thể hiện qua gần 70 hoạt động đối ngoại cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Việt Nam được quốc tế tín nhiệm bầu vào nhiều tổ chức quốc tế như Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022 - 2026… cho thấy sự ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam vào giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Năm 2022, bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Yên Bái cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen, tác động không nhỏ tới kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Song, với tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, tăng tốc, hiệu quả” của các cấp ủy, chính quyền, cùng với sự đồng lòng, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã khắc phục khó khăn, vượt lên thách thức, nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của năm 2022: Tốc độ tăng GRDP đạt 8,62% (vượt kế hoạch đã đề ra là 7,5%); thu ngân sách đạt 4.616,6 tỷ đồng, vượt 78,4% dự toán Trung ương giao, tăng 5,5% so với năm 2021; công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt tốc độ khá, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; chuyển đổi số được triển khai hiệu quả, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân với nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện, sáng tạo; chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được nâng lên; an sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 5,05%, vượt 1,05% so với kế hoạch; chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 62,57%, vượt 1,37% so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương đã tham luận, làm rõ những kết quả nổi bật của công tác đối ngoại năm 2022, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2023; đề xuất các nhiệm vụ nhằm phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại để công tác đối ngoại trong năm 2023 và thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới cần triển khai, thực hiện:
Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai hiệu quả và vận dụng sáng tạo, linh hoạt, triển khai có trọng tâm, trọng điểm đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…
Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, không để bị động về chiến lược; giữ gìn môi trường hòa bình và huy động tối đa ngoại lực để phát triển đất nước.
Thứ ba, tập trung thực hiện tốt 3 nhóm nhiệm vụ: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; nhiệm vụ trung tâm; nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị - xã hội. Nhiệm vụ trung tâm là phục vụ phát triển đất nước theo hướng bền vững, tự lực, tự cường; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế đất nước, thể hiện vai trò, đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực và thế giới.
Thứ tư, tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả hơn giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Quốc hội, đối ngoại nhân dân; giữa các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Thứ năm, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao bản lĩnh, vững vàng về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, thạo về ngoại ngữ, hiệu quả trong công tác, luôn đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên trên hết.
Thứ sáu, coi trọng công tác xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đảng viên./.