Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương cần có biên chế, tài chính, con dấu, trụ sở, tài khoản để hoạt động. Nhưng hiện chưa có một mô hình thống nhất cho bộ máy ở các địa phương. Trong điều kiện hiện nay có thể nghiên cứu lồng ghép hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương với Sở Ngoại vụ.
Các đại biểu chia nhóm thảo luận tại Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2022 (Ảnh: LHHNVN)
Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2022 tổ chức tại Cao Bằng tuần qua.
Lựa chọn mô hình theo hình thức nào
Thảo luận ở nhóm số 2, ông Hồ Quang Lợi, Chủ tịch Hội Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani, cho rằng hiện nay chưa có một mô hình thống nhất cho bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương, do đó cần thiết phải tìm ra mô hình phù hợp.
"Trong tình hình hiện nay đặt ra vấn đề như vậy có thể khó cho các địa phương vì chủ trương chung là giảm đầu mối, giảm biên chế, giảm chi phí hành chính. Vì vậy, cần có tổ chức có thẩm quyền quyết định bộ máy của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương. Để thuận tiện và có cơ sở để địa phương triển khai, Liên hiệp Hữu nghị Trung ương cần có văn bản chính thức gửi Bộ Nội vụ. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ sẽ có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, thậm chí đưa ra Quốc hội. Trong thời kỳ quá độ, mô hình Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương phải linh hoạt để huy động được người có năng lực", ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.
Ông Dư Văn Quảng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ, giới thiệu mô hình Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ở Phú Thọ. Theo đó, Chủ tịch là Giám đốc Sở Ngoại vụ, Liên hiệp có văn phòng, 6 biên chế. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Sở Ngoại vụ chung chi bộ, công đoàn và đoàn thanh niên.
"Hoạt động hai vai tương đối nhịp nhàng, công việc giải quyết nhanh, thuận lợi, giảm tải việc hành chính. Liên hiệp Hữu nghị tỉnh cùng tham gia thực hiện các việc do Sở Ngoại vụ chủ trì và ngược lại", ông Dư Văn Quảng nói.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ cho rằng, hiện tại chưa thể có mô hình "cứng" ngay nên đề xuất xây dựng 2-3 mô hình: Lãnh đạo tỉnh đương nhiệm làm Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị tỉnh; mô hình như Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Phú Thọ hiện tại và có thể thảo luận thêm về mô hình khác.
Đánh giá cao mô hình của Phú Thọ, bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Canada, cho rằng đây là mô hình có thể xem xét. Bà gợi ý nên dựa trên hoạt động của các Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương trong các năm qua để từ đó đánh giá và đưa ra mô hình áp dụng hiệu quả.
Trong khi đó, bà Vũ Thị Bích Việt - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - cho biết, bà được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tuyên Quang lúc đương chức. Thời điểm đó, bà không dành được nhiều thời gian cho công tác của Liên hiệp hữu nghị. Chỉ khi nghỉ hưu, bà mới có thời gian và điều kiện tham gia các hoạt động.
Chính vì thế, theo bà Vũ Thị Bích Việt, mô hình bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương là lãnh đạo tỉnh, thường trực kiêm nhiệm là rất khó để chỉ đạo sâu sát các hoạt động của Liên hiệp Hữu nghị. Bà đề nghị nên giao Giám đốc Sở Ngoại vụ đồng thời làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương. Bên cạnh đó, nên có một Phó Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị chuyên trách là lãnh đạo tỉnh nghỉ hưu.
Bộ máy cần sự linh hoạt
Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch Hội Quốc tế ngữ nhận xét, rập khuôn theo một mô hình nhất định là rất khó bởi bộ máy có thể hiệu quả tại địa phương này nhưng áp dụng vào địa phương khác chưa chắc hiệu quả. Do vậy, bộ máy Liên hiệp hữu nghị địa phương cần có sự linh hoạt, bảo đảm khung tối thiểu có lợi chung cho tất cả, từ đó có thể tự điều chỉnh theo thực tế từng địa phương.
Cho rằng bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương không có mô hình nào chung, số lượng không thống nhất, tùy theo quy mô, đối tượng, song thay mặt các đại biểu tại nhóm thảo luận số 1, ông Vũ Văn Trà, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị TP Hải Phòng, đề xuất Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị địa phương nên bố trí một lãnh đạo tỉnh đương chức hoặc đã nghỉ hưu nhưng từng là tỉnh ủy viên. Đồng thời bố trí 1 Phó Chủ tịch chuyên trách còn đang trong độ tuổi công tác và hưởng chế độ, chính sách như công chức, viên chức. Phó chủ tịch thứ hai của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương có thể giữ vai trò thường trực là lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Phó chủ tịch thứ ba kiêm nhiệm có thể là công tác ở Sở Ngoại vụ hoặc Sở KH-ĐT, song ưu tiên Sở Ngoại vụ.
Thay mặt các đại biểu tại nhóm thảo luận số 5, ông Nguyễn Năng Khiếu, Phó trưởng Ban châu Mỹ (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam), cho rằng trong điều kiện thực tiễn hiện nay có thể áp dụng mô hình chuyển tiếp. Đối với một số địa phương đặc thù, như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng (thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc các thành phố có nhiều hoạt động ngoại giao nhân dân hoặc các tỉnh biên giới, vùng sâu vùng xa có nhiều hoạt động phi chính phủ nước ngoài thì cần đầu tư nguồn lực cho công tác đối ngoại nhân dân, ở đó cần có mô hình riêng.
Liên quan đến đề xuất mô hình tổ chức, bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương - một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu thảo luận tại Hội nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đánh giá, mô hình tổ chức Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương hiện nay là bức tranh nhiều màu sắc. Điều quan trọng là ở các địa phương có tổ chức này thì phải có cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ này, còn nhân sự của cơ quan chuyên trách ấy phụ thuộc vào thực tế của địa phương.
(Sưu tầm - Theo LHHNVN)
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương cần có biên chế, tài chính, con dấu, trụ sở, tài khoản để hoạt động. Nhưng hiện chưa có một mô hình thống nhất cho bộ máy ở các địa phương. Trong điều kiện hiện nay có thể nghiên cứu lồng ghép hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương với Sở Ngoại vụ.Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2022 tổ chức tại Cao Bằng tuần qua.
Lựa chọn mô hình theo hình thức nào
Thảo luận ở nhóm số 2, ông Hồ Quang Lợi, Chủ tịch Hội Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani, cho rằng hiện nay chưa có một mô hình thống nhất cho bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương, do đó cần thiết phải tìm ra mô hình phù hợp.
"Trong tình hình hiện nay đặt ra vấn đề như vậy có thể khó cho các địa phương vì chủ trương chung là giảm đầu mối, giảm biên chế, giảm chi phí hành chính. Vì vậy, cần có tổ chức có thẩm quyền quyết định bộ máy của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương. Để thuận tiện và có cơ sở để địa phương triển khai, Liên hiệp Hữu nghị Trung ương cần có văn bản chính thức gửi Bộ Nội vụ. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ sẽ có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, thậm chí đưa ra Quốc hội. Trong thời kỳ quá độ, mô hình Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương phải linh hoạt để huy động được người có năng lực", ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.
Ông Dư Văn Quảng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ, giới thiệu mô hình Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ở Phú Thọ. Theo đó, Chủ tịch là Giám đốc Sở Ngoại vụ, Liên hiệp có văn phòng, 6 biên chế. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Sở Ngoại vụ chung chi bộ, công đoàn và đoàn thanh niên.
"Hoạt động hai vai tương đối nhịp nhàng, công việc giải quyết nhanh, thuận lợi, giảm tải việc hành chính. Liên hiệp Hữu nghị tỉnh cùng tham gia thực hiện các việc do Sở Ngoại vụ chủ trì và ngược lại", ông Dư Văn Quảng nói.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Phú Thọ cho rằng, hiện tại chưa thể có mô hình "cứng" ngay nên đề xuất xây dựng 2-3 mô hình: Lãnh đạo tỉnh đương nhiệm làm Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị tỉnh; mô hình như Liên hiệp Hữu nghị tỉnh Phú Thọ hiện tại và có thể thảo luận thêm về mô hình khác.
Đánh giá cao mô hình của Phú Thọ, bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Canada, cho rằng đây là mô hình có thể xem xét. Bà gợi ý nên dựa trên hoạt động của các Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương trong các năm qua để từ đó đánh giá và đưa ra mô hình áp dụng hiệu quả.
Trong khi đó, bà Vũ Thị Bích Việt - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - cho biết, bà được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tuyên Quang lúc đương chức. Thời điểm đó, bà không dành được nhiều thời gian cho công tác của Liên hiệp hữu nghị. Chỉ khi nghỉ hưu, bà mới có thời gian và điều kiện tham gia các hoạt động.
Chính vì thế, theo bà Vũ Thị Bích Việt, mô hình bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương là lãnh đạo tỉnh, thường trực kiêm nhiệm là rất khó để chỉ đạo sâu sát các hoạt động của Liên hiệp Hữu nghị. Bà đề nghị nên giao Giám đốc Sở Ngoại vụ đồng thời làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương. Bên cạnh đó, nên có một Phó Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị chuyên trách là lãnh đạo tỉnh nghỉ hưu.
Bộ máy cần sự linh hoạt
Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch Hội Quốc tế ngữ nhận xét, rập khuôn theo một mô hình nhất định là rất khó bởi bộ máy có thể hiệu quả tại địa phương này nhưng áp dụng vào địa phương khác chưa chắc hiệu quả. Do vậy, bộ máy Liên hiệp hữu nghị địa phương cần có sự linh hoạt, bảo đảm khung tối thiểu có lợi chung cho tất cả, từ đó có thể tự điều chỉnh theo thực tế từng địa phương.
Cho rằng bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương không có mô hình nào chung, số lượng không thống nhất, tùy theo quy mô, đối tượng, song thay mặt các đại biểu tại nhóm thảo luận số 1, ông Vũ Văn Trà, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị TP Hải Phòng, đề xuất Chủ tịch Liên hiệp Hữu nghị địa phương nên bố trí một lãnh đạo tỉnh đương chức hoặc đã nghỉ hưu nhưng từng là tỉnh ủy viên. Đồng thời bố trí 1 Phó Chủ tịch chuyên trách còn đang trong độ tuổi công tác và hưởng chế độ, chính sách như công chức, viên chức. Phó chủ tịch thứ hai của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương có thể giữ vai trò thường trực là lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc. Phó chủ tịch thứ ba kiêm nhiệm có thể là công tác ở Sở Ngoại vụ hoặc Sở KH-ĐT, song ưu tiên Sở Ngoại vụ.
Thay mặt các đại biểu tại nhóm thảo luận số 5, ông Nguyễn Năng Khiếu, Phó trưởng Ban châu Mỹ (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam), cho rằng trong điều kiện thực tiễn hiện nay có thể áp dụng mô hình chuyển tiếp. Đối với một số địa phương đặc thù, như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng (thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc các thành phố có nhiều hoạt động ngoại giao nhân dân hoặc các tỉnh biên giới, vùng sâu vùng xa có nhiều hoạt động phi chính phủ nước ngoài thì cần đầu tư nguồn lực cho công tác đối ngoại nhân dân, ở đó cần có mô hình riêng.
Liên quan đến đề xuất mô hình tổ chức, bộ máy Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương - một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu thảo luận tại Hội nghị, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đánh giá, mô hình tổ chức Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương hiện nay là bức tranh nhiều màu sắc. Điều quan trọng là ở các địa phương có tổ chức này thì phải có cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ này, còn nhân sự của cơ quan chuyên trách ấy phụ thuộc vào thực tế của địa phương.
(Sưu tầm - Theo LHHNVN)