Nằm cách thành phố Yên Bái hơn 80km theo quốc lộ 32 về phía Tây, Mường Lò là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái. Đến đây du khách không chỉ đắm chìm trong cảnh sắc êm ả của núi rừng Tây Bắc cùng với những điệu khắp điệu xoè và những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây mà còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Thái - Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hình ảnh về ẩm thực của người Thái Mường Lò
Câu nói đã trở thành quen thuộc như: “Muốn ăn gạo trắng, nước trong. Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”. Văn hóa ẩm thực của người Thái Mường Lò không quá cầu kỳ, kiểu cách nhưng mang đậm bản sắc tộc người.
Trong cách chế biến thực phẩm, người Thái ưa các hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của các món nướng, xôi (đồ), bên cạnh đó là các món luộc, xào nhưng không phổ biến. Từ cơm, xôi đến các loại rau, củ, quả và các món thịt như: thịt trâu, thịt lợn, thịt gà, cá đều được đồng bào tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ rồi đem đồ hoặc nướng. Cơm nếp đồ để trong “coóng khẩu” mang đi cả ngày dài mà vẫn dẻo thơm, rau đồ thêm ngọt lại đỡ mất chất, thịt cá đồ thêm đậm đà, ngọt ngào. Mỗi món ăn lại đi kèm với một loại nước chấm tự chế rất đặc trưng. Các gia vị phổ biến là mắc khén, ớt, tỏi, gừng, muối. Với người Thái Mường Lò, việc chế biến các món ăn được đánh giá như một hoạt động nghệ thuật. Đó không chỉ là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được đối với đồng bào mà còn là một tiêu chuẩn để nhận xét, đánh giá con người, nhất là đối với thanh niên nam, nữ mới đi làm dâu, làm rể.
Với truyền thống trồng nếp và ăn nếp lâu đời của người Thái nói chung và người Thái Mường Lò nói riêng, ta nhận thấy đồng bào có các món đặc trưng là: cơm nếp lam, xôi nếp (xôi trắng, xôi ngũ sắc), cốm và các loại bánh. Nguyên liệu để làm các món ăn từ nếp nơi đây chủ yếu lấy từ cánh đồng Tú Lệ.
Các món ăn chế biến từ các loài động vật chứa nguồn đạm động vật chủ yếu trong ẩm thực Thái. Nguyên liệu tạo nên những món ăn này chủ yếu ở quanh môi trường sống của đồng bào, mang đặc trưng hương vị núi rừng. Đó là những món ăn được chế biến từ các loại cá; các loại gà rừng, chim rừng; các động vật đặc trưng của núi rừng như trâu, bò, dê, nai, hoẵng; các loại côn trùng theo mùa do đồng bào tự tay bắt như bọ xít, châu chấu, dế mèn, ong, nhộng ong, trứng kiến; các loài thuỷ sinh như tôm, cua, tép, ốc ếch, … trong vùng.
Cá và các loại thủy sản là nguồn thực phẩm quan trọng trong văn hóa ẩm thực Thái. Đối với người Thái, “cơm trắng, miếng cá bạc” là thể hiện sự no đủ, sung túc của các gia đình. Những món ăn từ cá, đặc biệt là cá xỉnh giữ một vị trí nhất định trong những dịp lễ tết, hội hè, trong những nghi lễ tâm linh, trong nghi thức hỏi cưới, tang ma của cộng đồng. Người Thái Mường Lò có cách chế biến cá rất phong phú, thường là nướng. Gia vị thường mang sắc thái vùng, sắc thái tộc người rõ nét. Nét chung nhất trong văn hóa ẩm thực của tộc người Thái Mường Lò là sử dụng nhiều gia vị, đặc biệt là các gia vị mạnh như: cay, chua, đắng, chát, ưa thích các loại như tỏi, hành, gừng, giềng, nghệ, xả, ớt, mắc khén, … và các loại rau thơm như húng, răm, …
Hình thức thịt sấy khô luôn được đồng bào áp dụng cho tất cả các loại thịt động vật để dùng dần. Những sản phẩm này không chỉ đế sử dụng lâu dài trong các gia đình người Thái mà còn thu hút du khách tới Mường Lò thưởng thức và sự lựa chọn chủ yếu khi kết thúc cuộc hành trình, làm quà cho gia đình và người thân.
Gần đây, với sự phát triển của du lịch và sự quảng bá mạnh mẽ bằng nhiều hình thức khác nhau, đã rất nhiều người biết đến văn hóa Thái và ẩm thực Mường Lò. Những giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Thái - Mường Lò không phải tộc người nào hay người Thái ở vùng nào cũng có được.
Theo Du lịch Yên Bái
Nằm cách thành phố Yên Bái hơn 80km theo quốc lộ 32 về phía Tây, Mường Lò là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái. Đến đây du khách không chỉ đắm chìm trong cảnh sắc êm ả của núi rừng Tây Bắc cùng với những điệu khắp điệu xoè và những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây mà còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Thái - Mường Lò, Nghĩa Lộ.Câu nói đã trở thành quen thuộc như: “Muốn ăn gạo trắng, nước trong. Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”. Văn hóa ẩm thực của người Thái Mường Lò không quá cầu kỳ, kiểu cách nhưng mang đậm bản sắc tộc người.
Trong cách chế biến thực phẩm, người Thái ưa các hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng của các món nướng, xôi (đồ), bên cạnh đó là các món luộc, xào nhưng không phổ biến. Từ cơm, xôi đến các loại rau, củ, quả và các món thịt như: thịt trâu, thịt lợn, thịt gà, cá đều được đồng bào tẩm ướp gia vị rất cầu kỳ rồi đem đồ hoặc nướng. Cơm nếp đồ để trong “coóng khẩu” mang đi cả ngày dài mà vẫn dẻo thơm, rau đồ thêm ngọt lại đỡ mất chất, thịt cá đồ thêm đậm đà, ngọt ngào. Mỗi món ăn lại đi kèm với một loại nước chấm tự chế rất đặc trưng. Các gia vị phổ biến là mắc khén, ớt, tỏi, gừng, muối. Với người Thái Mường Lò, việc chế biến các món ăn được đánh giá như một hoạt động nghệ thuật. Đó không chỉ là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được đối với đồng bào mà còn là một tiêu chuẩn để nhận xét, đánh giá con người, nhất là đối với thanh niên nam, nữ mới đi làm dâu, làm rể.
Với truyền thống trồng nếp và ăn nếp lâu đời của người Thái nói chung và người Thái Mường Lò nói riêng, ta nhận thấy đồng bào có các món đặc trưng là: cơm nếp lam, xôi nếp (xôi trắng, xôi ngũ sắc), cốm và các loại bánh. Nguyên liệu để làm các món ăn từ nếp nơi đây chủ yếu lấy từ cánh đồng Tú Lệ.
Các món ăn chế biến từ các loài động vật chứa nguồn đạm động vật chủ yếu trong ẩm thực Thái. Nguyên liệu tạo nên những món ăn này chủ yếu ở quanh môi trường sống của đồng bào, mang đặc trưng hương vị núi rừng. Đó là những món ăn được chế biến từ các loại cá; các loại gà rừng, chim rừng; các động vật đặc trưng của núi rừng như trâu, bò, dê, nai, hoẵng; các loại côn trùng theo mùa do đồng bào tự tay bắt như bọ xít, châu chấu, dế mèn, ong, nhộng ong, trứng kiến; các loài thuỷ sinh như tôm, cua, tép, ốc ếch, … trong vùng.
Cá và các loại thủy sản là nguồn thực phẩm quan trọng trong văn hóa ẩm thực Thái. Đối với người Thái, “cơm trắng, miếng cá bạc” là thể hiện sự no đủ, sung túc của các gia đình. Những món ăn từ cá, đặc biệt là cá xỉnh giữ một vị trí nhất định trong những dịp lễ tết, hội hè, trong những nghi lễ tâm linh, trong nghi thức hỏi cưới, tang ma của cộng đồng. Người Thái Mường Lò có cách chế biến cá rất phong phú, thường là nướng. Gia vị thường mang sắc thái vùng, sắc thái tộc người rõ nét. Nét chung nhất trong văn hóa ẩm thực của tộc người Thái Mường Lò là sử dụng nhiều gia vị, đặc biệt là các gia vị mạnh như: cay, chua, đắng, chát, ưa thích các loại như tỏi, hành, gừng, giềng, nghệ, xả, ớt, mắc khén, … và các loại rau thơm như húng, răm, …
Hình thức thịt sấy khô luôn được đồng bào áp dụng cho tất cả các loại thịt động vật để dùng dần. Những sản phẩm này không chỉ đế sử dụng lâu dài trong các gia đình người Thái mà còn thu hút du khách tới Mường Lò thưởng thức và sự lựa chọn chủ yếu khi kết thúc cuộc hành trình, làm quà cho gia đình và người thân.
Gần đây, với sự phát triển của du lịch và sự quảng bá mạnh mẽ bằng nhiều hình thức khác nhau, đã rất nhiều người biết đến văn hóa Thái và ẩm thực Mường Lò. Những giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Thái - Mường Lò không phải tộc người nào hay người Thái ở vùng nào cũng có được.
Theo Du lịch Yên Bái