Phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, thủy chung của hai nước Việt Nam - Lào, năm 2008, tỉnh Yên Bái đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với tỉnh Viêng Chăn và năm 2012 với tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào, mở ra những bước đi mới trong quan hệ đặc biệt hợp tác đoàn kết hữu nghị anh em giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xay Nha Bu Ly. Từ đó đến nay, các hoạt động hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và hai tỉnh Viêng Chăn, Xay Nha Bu Ly được mở rộng trên các lĩnh vực như: công tác xây dựng Đảng, đào tạo nguồn nhân lực, y tế, chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Đặc biệt, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hai tỉnh nước bạn Lào là một trong những lĩnh vực được tỉnh Yên Bái rất quan tâm và liên tục đẩy mạnh, trở thành truyền thống tốt đẹp, là cầu nối quan trọng trong công tác ngoại giao giữa hai quốc gia. UBND tỉnh Yên Bái đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, đào tạo lưu học sinh Lào như: Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Công an tỉnh và các trường chuyên nghiệp trong tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các lưu học sinh Lào dịp Tết cổ truyền Bunpimay tháng 4 năm 2021
Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái là nơi đầu tiên của tỉnh thực hiện công tác đào tạo lưu học sinh Lào. Từ năm 2006 (khi 2 tỉnh Yên Bái - Xay Nha Bu Ly chưa ký kết thiết lập quan hệ hợp tác), đến nay qua 15 năm, Trường đã tiếp nhận, đào tạo Tiếng Việt cho 396 Lưu học sinh và đào tạo Tiếng Việt nâng cao cho 20 cán bộ của các sở, ban ngành của 2 tỉnh Viêng Chăn và Xay Nha Bu Ly. Trong thời gian qua, Trường đã luôn là đơn vị quản lý tốt, giảng dạy tốt, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho lưu học sinh và trang bị cho học sinh kiến thức về Tiếng Việt đủ để học tiếp các chuyên ngành ở hệ đại học, cao đẳng, trung cấp sau 01 năm. Trường Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật & Du lịch và Cao đẳng Nghề là những đơn vị tiếp nhận đào tạo Lưu học sinh Lào ở giai đoạn tiếp theo, là địa chỉ tin cậy để các em lưu học sinh Lào lựa chọn để học các ngành chuyên môn sâu sau khi học tiếng Việt. Trong thời gian qua, các trường luôn làm tốt công tác đào tạo, quản lý lưu học sinh từ chuẩn bị nơi ăn, ở đến các thủ tục pháp lý, phối hợp và báo cáo các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn cho Lưu học sinh cho đến chương trình, kế hoạch đào tạo đều được các nhà trường chú trọng quan tâm.
Trong thời gian đầu đào tạo lưu học sinh, các Nhà trường đã gặp phải nhiều khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, thầy cô không có kiến thức Tiếng Lào, học sinh chưa biết một câu nói, một mặt chữ Tiếng Việt, phương pháp giảng dạy của 2 hệ thống giáo dục hoàn toàn khác nhau, các em lưu học sinh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống do khác biệt về văn hóa, khí hậu... Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán để thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, đội ngũ cán bộ, giảng viên các nhà trường đã tích cực nghiên cứu giáo trình, giáo án, tìm tòi các phương pháp tiếp cận, giảng dạy, hỗ trợ phù hợp để giúp các em sớm hòa nhập, nhanh chóng tiếp thu các kiến thức ngôn ngữ và chuyên ngành để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho các tỉnh bạn. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành liên quan, lưu học sinh Lào tại các nhà trường được đảm bảo đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách, được trang bị các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, như: đầu tư xây dựng khu ký túc xá dành riêng cho lưu học sinh Lào, phòng ở được trang bị đầy đủ ti vi, giường, tủ, bàn ghế,... Các trường đã thực hiện tốt việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm và tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe để các em chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh ngay từ khi đến Trường. Trong quá trình học tập, nhiều học sinh ốm đau, có khi phải nhập viện, các trường đều cử cán bộ y tế, cán bộ phòng Công tác học sinh sinh viên, các giảng viên chăm sóc chu đáo.
Nhận thức rõ đặc điểm đào tạo lưu học sinh là không chỉ dạy Tiếng Việt, dạy kiến thức cho các em mà phải có sự quan tâm ân cần, gần gũi, chia sẻ với học sinh như những người thân, kịp thời hiểu được những tâm tư tình cảm của học sinh để hướng học sinh tới lối sống lành mạnh, các nhà trường đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... Câu lạc bộ Lưu học sinh Lào Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em học sinh Lào sớm tiếp cận văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam. Câu lạc bộ hoạt động liên tục trong 15 năm qua, với đội ngũ tình nguyện viên năng động, nhiệt huyết, có nhiều sinh viên là người dân tộc thiểu số có ngôn ngữ và nét văn hóa tương đồng đã kèm cặp, giúp đỡ Lưu học sinh Lào để các em chia sẻ tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. Mô hình “Đôi bạn Việt - Lào” của câu lạc bộ là một nét đẹp riêng có và nhiều kỷ niệm của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm với các bạn Lào. Ngoài giờ học trên lớp, các nhà trường luôn chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ, thể thao, dạ hội tiếng Việt, thi nghề… để các em được giao lưu với sinh viên Việt Nam. Ở quy mô rộng hơn, các em được tham gia vào các nội dung hoạt động giao lưu của các trường đại học, cao đẳng cụm Trung Bắc như: Thi Olympic toán học, thi văn nghệ, thi đấu các môn thể thao... Hàng năm, các trường đã phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh tổ chức cho các em đi tham quan một số di tích lịch sử, thắng cảnh như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền mẫu Âu Cơ, khu di tích lịch sử Quốc gia Tân Trào, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Bái Đính... và các khu di tích lịch sử, khu nghỉ dưỡng ở địa phương, đặc biệt là vùng biển để các em có thêm hiểu biết về địa lý cũng như văn hóa Việt. Được tham gia Tết cổ truyền Việt Nam và tổ chức Tết Bunpimay nước Cộng hòa DCND Lào ngay tại Việt Nam với các phong tục tập quán đặc trưng luôn là dịp khiến các em mong chờ nhất bởi đó không chỉ là không gian giao lưu học hỏi truyền thống văn hóa của cả 2 nước mà còn là nơi các em được vui chơi, hát múa, thể hiện đúng bản sắc vui vẻ, khéo léo của người dân Lào.
Năm 2020 và 2021 là 02 năm học hết sức đặc biệt bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em, các trường chuyên nghiệp tại tỉnh Yên Bái đã cố gắng hết mình để duy trì việc dạy và học cho các em lưu học sinh Lào bằng hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian các em ở lại quê hương để phòng chống dịch bệnh. Khi các em trở lại Việt Nam, cũng do dịch bệnh không thể trở về thăm nhà, đội ngũ cán bộ, giảng viên, tình nguyện viên các nhà trường đã tăng cường bồi dưỡng, hoàn thiện chương trình giảng dạy đảm bảo tiến độ và chất lượng, tăng cường học tập thực tế. Không phụ lòng tin tưởng của lãnh đạo các tỉnh và các thầy cô, những thành tích học tập rất đáng phấn khởi mà các em đã đạt được, đặc biệt là sự thông minh, chăm chỉ của các em lưu học sinh Lào chính là những yếu tố nội lực giúp các nhà trường tự tin khẳng định thành quả trong các hoạt động giáo dục hợp tác với nước bạn. Với truyền thống cần cù, thông minh, hiếu học, các em lưu học sinh Lào tại tỉnh Yên Bái đã luôn tiếp nối được truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh các dân tộc Lào đi trước, nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện, góp sức mình dựng xây đất nước Lào xinh đẹp và tô thắm hơn tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - CHNCND Lào.
Trải qua 15 năm, hàng nghìn cán bộ và Lưu học sinh Lào đã trưởng thành và đang học tập tại tỉnh Yên Bái là thành quả của một quá trình hợp tác đầy nghĩa tình sắt son, bền chặt giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Viêng Chăn và Xay Nha Bu Ly. Điều rất đáng tự hào là các em lưu học sinh Lào sau khi học tập tại tỉnh Yên Bái trở về quê hương đều phát huy được năng lực vào công việc chuyên môn, trở thành những cán bộ tốt của nhiều sở, ban, ngành tại Lào. Kết quả này đã khẳng định sự hợp tác về giáo dục - đào tạo là điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác Yên Bái - Viêng Chăn, Yên Bái - Xay Nha Bu Ly. Các thế hệ lưu học sinh trở thành cầu nối văn hóa, cầu nối ngôn ngữ, cầu nối nghĩa tình để quan hệ hợp tác giữa các tỉnh ngày càng bền chặt, trở thành truyền thống tốt đẹp giữa 02 dân tộc. Các hoạt động hợp tác toàn diện nói chung và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nói riêng đã tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - CHDCND Lào, khẳng định sự gắn bó keo sơn giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihan trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp để “Tình hữu nghị Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”./.
Lại Thị Hồng Điệp - PGĐ Trung tâm Thông tin, Thư viện, Thí Nghiệm, Trường CĐSP Yên Bái
Phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, thủy chung của hai nước Việt Nam - Lào, năm 2008, tỉnh Yên Bái đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với tỉnh Viêng Chăn và năm 2012 với tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào, mở ra những bước đi mới trong quan hệ đặc biệt hợp tác đoàn kết hữu nghị anh em giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xay Nha Bu Ly. Từ đó đến nay, các hoạt động hợp tác giữa tỉnh Yên Bái và hai tỉnh Viêng Chăn, Xay Nha Bu Ly được mở rộng trên các lĩnh vực như: công tác xây dựng Đảng, đào tạo nguồn nhân lực, y tế, chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Đặc biệt, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hai tỉnh nước bạn Lào là một trong những lĩnh vực được tỉnh Yên Bái rất quan tâm và liên tục đẩy mạnh, trở thành truyền thống tốt đẹp, là cầu nối quan trọng trong công tác ngoại giao giữa hai quốc gia. UBND tỉnh Yên Bái đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, đào tạo lưu học sinh Lào như: Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Công an tỉnh và các trường chuyên nghiệp trong tỉnh.Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái là nơi đầu tiên của tỉnh thực hiện công tác đào tạo lưu học sinh Lào. Từ năm 2006 (khi 2 tỉnh Yên Bái - Xay Nha Bu Ly chưa ký kết thiết lập quan hệ hợp tác), đến nay qua 15 năm, Trường đã tiếp nhận, đào tạo Tiếng Việt cho 396 Lưu học sinh và đào tạo Tiếng Việt nâng cao cho 20 cán bộ của các sở, ban ngành của 2 tỉnh Viêng Chăn và Xay Nha Bu Ly. Trong thời gian qua, Trường đã luôn là đơn vị quản lý tốt, giảng dạy tốt, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho lưu học sinh và trang bị cho học sinh kiến thức về Tiếng Việt đủ để học tiếp các chuyên ngành ở hệ đại học, cao đẳng, trung cấp sau 01 năm. Trường Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật & Du lịch và Cao đẳng Nghề là những đơn vị tiếp nhận đào tạo Lưu học sinh Lào ở giai đoạn tiếp theo, là địa chỉ tin cậy để các em lưu học sinh Lào lựa chọn để học các ngành chuyên môn sâu sau khi học tiếng Việt. Trong thời gian qua, các trường luôn làm tốt công tác đào tạo, quản lý lưu học sinh từ chuẩn bị nơi ăn, ở đến các thủ tục pháp lý, phối hợp và báo cáo các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn cho Lưu học sinh cho đến chương trình, kế hoạch đào tạo đều được các nhà trường chú trọng quan tâm.
Trong thời gian đầu đào tạo lưu học sinh, các Nhà trường đã gặp phải nhiều khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, thầy cô không có kiến thức Tiếng Lào, học sinh chưa biết một câu nói, một mặt chữ Tiếng Việt, phương pháp giảng dạy của 2 hệ thống giáo dục hoàn toàn khác nhau, các em lưu học sinh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống do khác biệt về văn hóa, khí hậu... Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán để thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, đội ngũ cán bộ, giảng viên các nhà trường đã tích cực nghiên cứu giáo trình, giáo án, tìm tòi các phương pháp tiếp cận, giảng dạy, hỗ trợ phù hợp để giúp các em sớm hòa nhập, nhanh chóng tiếp thu các kiến thức ngôn ngữ và chuyên ngành để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho các tỉnh bạn. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành liên quan, lưu học sinh Lào tại các nhà trường được đảm bảo đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách, được trang bị các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, như: đầu tư xây dựng khu ký túc xá dành riêng cho lưu học sinh Lào, phòng ở được trang bị đầy đủ ti vi, giường, tủ, bàn ghế,... Các trường đã thực hiện tốt việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm và tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe để các em chủ động chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh ngay từ khi đến Trường. Trong quá trình học tập, nhiều học sinh ốm đau, có khi phải nhập viện, các trường đều cử cán bộ y tế, cán bộ phòng Công tác học sinh sinh viên, các giảng viên chăm sóc chu đáo.
Nhận thức rõ đặc điểm đào tạo lưu học sinh là không chỉ dạy Tiếng Việt, dạy kiến thức cho các em mà phải có sự quan tâm ân cần, gần gũi, chia sẻ với học sinh như những người thân, kịp thời hiểu được những tâm tư tình cảm của học sinh để hướng học sinh tới lối sống lành mạnh, các nhà trường đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... Câu lạc bộ Lưu học sinh Lào Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em học sinh Lào sớm tiếp cận văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam. Câu lạc bộ hoạt động liên tục trong 15 năm qua, với đội ngũ tình nguyện viên năng động, nhiệt huyết, có nhiều sinh viên là người dân tộc thiểu số có ngôn ngữ và nét văn hóa tương đồng đã kèm cặp, giúp đỡ Lưu học sinh Lào để các em chia sẻ tâm tư nguyện vọng, những khó khăn trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. Mô hình “Đôi bạn Việt - Lào” của câu lạc bộ là một nét đẹp riêng có và nhiều kỷ niệm của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm với các bạn Lào. Ngoài giờ học trên lớp, các nhà trường luôn chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ, thể thao, dạ hội tiếng Việt, thi nghề… để các em được giao lưu với sinh viên Việt Nam. Ở quy mô rộng hơn, các em được tham gia vào các nội dung hoạt động giao lưu của các trường đại học, cao đẳng cụm Trung Bắc như: Thi Olympic toán học, thi văn nghệ, thi đấu các môn thể thao... Hàng năm, các trường đã phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh tổ chức cho các em đi tham quan một số di tích lịch sử, thắng cảnh như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền mẫu Âu Cơ, khu di tích lịch sử Quốc gia Tân Trào, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Bái Đính... và các khu di tích lịch sử, khu nghỉ dưỡng ở địa phương, đặc biệt là vùng biển để các em có thêm hiểu biết về địa lý cũng như văn hóa Việt. Được tham gia Tết cổ truyền Việt Nam và tổ chức Tết Bunpimay nước Cộng hòa DCND Lào ngay tại Việt Nam với các phong tục tập quán đặc trưng luôn là dịp khiến các em mong chờ nhất bởi đó không chỉ là không gian giao lưu học hỏi truyền thống văn hóa của cả 2 nước mà còn là nơi các em được vui chơi, hát múa, thể hiện đúng bản sắc vui vẻ, khéo léo của người dân Lào.
Năm 2020 và 2021 là 02 năm học hết sức đặc biệt bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em, các trường chuyên nghiệp tại tỉnh Yên Bái đã cố gắng hết mình để duy trì việc dạy và học cho các em lưu học sinh Lào bằng hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian các em ở lại quê hương để phòng chống dịch bệnh. Khi các em trở lại Việt Nam, cũng do dịch bệnh không thể trở về thăm nhà, đội ngũ cán bộ, giảng viên, tình nguyện viên các nhà trường đã tăng cường bồi dưỡng, hoàn thiện chương trình giảng dạy đảm bảo tiến độ và chất lượng, tăng cường học tập thực tế. Không phụ lòng tin tưởng của lãnh đạo các tỉnh và các thầy cô, những thành tích học tập rất đáng phấn khởi mà các em đã đạt được, đặc biệt là sự thông minh, chăm chỉ của các em lưu học sinh Lào chính là những yếu tố nội lực giúp các nhà trường tự tin khẳng định thành quả trong các hoạt động giáo dục hợp tác với nước bạn. Với truyền thống cần cù, thông minh, hiếu học, các em lưu học sinh Lào tại tỉnh Yên Bái đã luôn tiếp nối được truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh các dân tộc Lào đi trước, nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện, góp sức mình dựng xây đất nước Lào xinh đẹp và tô thắm hơn tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - CHNCND Lào.
Trải qua 15 năm, hàng nghìn cán bộ và Lưu học sinh Lào đã trưởng thành và đang học tập tại tỉnh Yên Bái là thành quả của một quá trình hợp tác đầy nghĩa tình sắt son, bền chặt giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Viêng Chăn và Xay Nha Bu Ly. Điều rất đáng tự hào là các em lưu học sinh Lào sau khi học tập tại tỉnh Yên Bái trở về quê hương đều phát huy được năng lực vào công việc chuyên môn, trở thành những cán bộ tốt của nhiều sở, ban, ngành tại Lào. Kết quả này đã khẳng định sự hợp tác về giáo dục - đào tạo là điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác Yên Bái - Viêng Chăn, Yên Bái - Xay Nha Bu Ly. Các thế hệ lưu học sinh trở thành cầu nối văn hóa, cầu nối ngôn ngữ, cầu nối nghĩa tình để quan hệ hợp tác giữa các tỉnh ngày càng bền chặt, trở thành truyền thống tốt đẹp giữa 02 dân tộc. Các hoạt động hợp tác toàn diện nói chung và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nói riêng đã tô thắm thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - CHDCND Lào, khẳng định sự gắn bó keo sơn giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihan trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp để “Tình hữu nghị Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”./.
Lại Thị Hồng Điệp - PGĐ Trung tâm Thông tin, Thư viện, Thí Nghiệm, Trường CĐSP Yên Bái