Trên khắp mọi miền Tổ quốc, cử tri cả nước đã nêu cao ý thức, khẩn trương đi thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, bầu chọn ra những đại biểu đủ đức, đủ tài.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Đúng 7 giờ ngày 23/5/2021, tại hơn 80.000 khu vực bỏ phiếu trong cả nước đã trọng thể tổ chức lễ chào cờ và các thủ tục cần thiết, mở đầu cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đây là Ngày hội lớn của toàn dân, là dịp quan trọng để cử tri thực hiện và phát huy quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng - một sự kiện chính trị trọng đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta và dân tộc ta, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới.
Đây cũng là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu tham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2021.
Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Ngày Bầu cử, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 69 triệu cử tri trên khắp mọi miền Tổ quốc, đã đến các điểm bầu cử thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với đất nước, để lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Bỏ những lá phiếu đầu tiên tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng: “Với truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta, với ý chí sắt đá và lòng yêu nước tha thiết của nhân dân ta, với tinh thần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mỗi công dân đã xác định được quyền và nghĩa vụ của mình, sẽ đi bầu cử đông đủ, sáng suốt chọn lựa những đại biểu xứng đáng nhất trong những người ứng cử để chọn đúng người, bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tránh bầu nhầm, bầu lẫn.”
Cùng thời điểm này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 41, khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bầu cử số 18, phường Cái Khê, quận Ninh Kiều, thành phố cần Thơ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 1, thị trấn An Lão, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Trên khắp mọi miền Tổ quốc, cử tri cả nước đã nêu cao ý thức, khẩn trương đi thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, bầu chọn những đại biểu đủ đức, đủ tài vào cơ quan quyền lực Nhà nước tại Trung ương và địa phương.
Là trung tâm chính trị của đất nước, công tác chuẩn bị cho Ngày Bầu cử được thành phố Hà Nội triển khai một cách trang trọng, chu đáo, đúng luật, tạo không khí phấn khởi nô nức trong nhân dân.
Các điểm bỏ phiếu tại địa bàn Hà Nội đều mời những người cao tuổi và người lần đầu được đi bỏ phiếu thực hiện bỏ phiếu trước tiên.
Tranh thủ thời tiết mát mẻ, ngay từ sáng sớm, đông đảo cử tri quê hương đất Tổ đã đến các điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
Các điểm bỏ phiếu đều được trang trí cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng. Việc bố trí hòm phiếu được đảm bảo thuận tiện cho cử tri; công tác đảm bảo an ninh trật tự được quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Tại cực Nam Tổ quốc, cử tri ở ấp Mũi - nơi đặt mốc tọa độ GPS-0001, đánh dấu điểm cuối trời Tổ quốc trên đất liền thuộc Đơn vị bầu cử số 8, khu vực bỏ phiếu số 12 của xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cử tri đã đến điểm bỏ phiếu từ rất sớm nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong Ngày Bầu cử.
Có mặt sớm để tìm hiểu thông tin đại biểu ứng cử, đưa ra quyết định về việc sẽ bỏ phiếu bầu cho ai, ông Huỳnh Thành Công, 78 tuổi, chia sẻ niềm tự hào khi là một trong những công dân được thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình tại vùng đất cực Nam thiêng liêng của tổ quốc.
Ông hy vọng những đại biểu trúng cử sẽ thực hiện đúng lời hứa với người dân để cùng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Nghi lễ chào cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú là một điểm nhấn trong cuộc bầu cử tại tỉnh Hà Giang. Ngay từ sớm, trên 539.000 cử tri Hà Giang đã tham gia bỏ phiếu bầu cử.
Hòa chung không khí Ngày hội của non sông, đảo Trường Sa thuộc thị trấn Trường Sa và 3 tổ bỏ phiếu trong bờ của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Trường Sa, Lương Xuân Giáp cho biết đây là lần đầu tiên một điểm tại huyện Trường Sa bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp cùng thời điểm với cả nước. Vì vậy cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo rất vui mừng và tự hào.
Thông tin từ Bộ Nội vụ, tính đến 19 giờ ngày 23/5/2021, cả nước có 99,16% cử tri đi bỏ phiếu. Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất là các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Trà Vinh (99,98%). Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất là tỉnh: Nghệ An (97,30%).
Đánh giá về cuộc bầu cử, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường Đến khẳng định cuộc bầu cử đã diễn ra hết sức thành công và tuyệt đối an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Đảm bảo công tác phòng, chống dịch
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệp kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh khác biệt khi cả nước đang căng mình để phòng, chống dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4.
Để ứng phó với diễn biến này, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã liên tục có các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để đảm bảo việc triển khai các bước trong công tác chuẩn bị bầu cử không bị gián đoạn.
Công tác chỉ đạo, tổ chức bầu cử kết hợp phòng, chống dịch COVID-19 được tăng cường, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân từ việc tính toán các phương án tổ chức bầu cử đến tiếp xúc cử tri, hiệp thương và lập danh sách cử tri...
Công tác chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất và chuẩn bị các phương án bầu cử trong các tình huống khẩn cấp đã được dự lường.
Các địa phương đều tổ chức tập huấn cho các tổ chức phụ trách bầu cử bằng nhiều hình thức. Nhiều địa phương, nhất là những địa bàn có nguy cơ cao đã tổ chức diễn tập về công tác ứng phó với dịch COVD-19 theo từng phương án để rút kinh nghiệm.
Các điểm bầu cử tại Thành phố Hồ Chí Minh đều trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng dịch. Các cử tri Thành phố được khuyến khích đi bỏ phiếu theo từng khung giờ khác nhau để đảm bảo yêu cầu giãn cách.
Đảm bảo an toàn cho cử tri tham gia ngày hội của toàn dân, tại các điểm bỏ phiếu tại Thanh Hóa, Tổ bầu cử bố trí nhân viên y tế đo thân nhiệt cho cử tri, đề nghị cử tri rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang.
Các thành viên của Tổ Bầu cử yêu cầu cử tri không tập trung đông tại một khu vực, vào cùng một thời điểm.
Nếu phát hiện cử tri có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ mắc COVID-19, nhân viên y tế tiến hành kiểm tra và đưa về khu vực riêng biệt đã bố trí sẵn để xử lý theo quy trình.
Tại các khu cách ly, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm bảo các điều kiện cho cử tri đang cách ly tham gia bầu cử.
Đối với những cử tri đang cách ly tại nhà, các thành viên Tổ Bầu cử mang thùng phiếu đến tận nhà hướng dẫn cử tri bỏ phiếu và phải tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, Thanh Hóa đã tổ chức diễn tập về công tác ứng phó với dịch COVD-19 trong Ngày Bầu cử với 5 tình huống cụ thể.
Ngoài hòm phiếu chính, các Tổ Bầu cử tại Nam Định đã chuẩn bị từ 1-2 hòm phiếu phụ, dự phòng sử dụng trong các tình huống phát sinh do dịch bệnh, thiên tai.
Tất cả khu vực bỏ phiếu đều được bố trí trang thiết bị, dụng cụ y tế, phòng, chống dịch như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, găng tay, hóa chất phun khử khuẩn; bố trí phòng cách ly tạm thời đối với những trường hợp có biểu hiện: sốt, ho, đau họng, khó thở.
Các phòng tại khu vực bỏ phiếu đều bố trí lối vào, lối ra theo quy trình một chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các cử tri đi bầu cử cũng như thành viên tổ bầu cử...
Ngoài ra, tỉnh đã tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng theo quy định cho các trường hợp đang cách ly tập trung tại cơ sở cách ly của tỉnh và các huyện.
Tại Điện Biên, các điểm bỏ phiếu đều có lực lượng y tế túc trực để kiểm tra thân nhiệt cho các cử tri, nếu phát hiện cử tri có dấu hiệu ho, sốt, khó thở sẽ được cách ly và thực hiện các quy trình chống dịch.
Các địa điểm bỏ phiếu tại các thôn, bản có diện tích hẹp đều được bố trí thêm bàn, ghế nhựa bên ngoài hội trường để giãn cách và để cử tri có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, hoàn thiện phiếu.
Cử tri đến bỏ phiếu đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước khi tiến hành bỏ phiếu như: giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt…
Các điểm bầu cử tại tỉnh Quảng Trị đều được phun khử khuẩn, có lực lượng túc trực hướng dẫn và phân luồng cử tri đi vào khu vực bầu cử, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn; tuyên truyền để cử tri không tập trung vào cùng một thời điểm nhằm đảm bảo phòng, chống dịch.
Là tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, do có đường biên giới dài, có nhiều đường mòn, lối mở tiếp giáp với hai tỉnh của nước bạn.
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, tỉnh Hà Giang thường xuyên duy trì 64 chốt kiểm soát liên ngành trên tuyến biên giới và 17 tổ cơ động gồm cán bộ, chiến sỹ biên phòng, công an, dân quân tự vệ và ngành y tế chốt chặn 24/24 giờ; xây dựng kịch bản để khi có tình trạng công dân xuất, nhập cảnh trái phép được cách ly theo quy định.
Ủy ban Bầu cử các địa phương đã đặt các hòm phiếu phụ để các công dân cách ly có thể bỏ phiếu ngay tại chỗ. Khi tiến hành bỏ phiếu đảm bảo nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Đánh giá về công tác phòng, chống dịch trong Ngày Bầu cử, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19 được các địa phương triển khai rất tích cực với mục tiêu và phương châm tổ chức thành công cuộc bầu cử nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là cuộc vận động chính trị quan trọng và là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
Sự kiến lớn này được đông đảo bạn bè quốc tế quan tâm theo dõi và đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam cho sự kiện quan trọng này.
Đánh giá cuộc bầu cử là Ngày hội của toàn dân, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang nhấn mạnh đây là hoạt động có tính dân chủ sâu rộng khi nhân dân trực tiếp lựa chọn những đại biểu tiêu biểu đáp ứng nguyện vọng của cử tri, bầu vào cơ quan quyền lực ở địa phương cũng như cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia.
Diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Đại sứ Sengphet Houngboungnuang đánh giá cao công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử của Việt Nam.
“Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã có sự linh hoạt khi đưa ra nhiều biện pháp ứng phó phù hợp với tình hình. Từ đó, các ứng cử viên vẫn xuống địa phương gặp gỡ cử tri, giới thiệu tóm tắt lý lịch và thành tích của mình, nêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quyền và tiếng nói của cử tri. Các hoạt động trên được tổ chức trên cơ sở đảm bảo an toàn sức khỏe cho ứng cử viên và cử tri; đảm bảo chất lượng cuộc bầu cử, từ đó góp phần giúp cuộc bầu cử có thể tiến hành theo đúng kế hoạch đề ra,” Đại sứ nhấn mạnh.
Đại sứ Sengphet Houngboungnuang mong rằng cử tri sẽ bầu được những đại biểu có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong công tác giám sát, kiểm tra việc hành pháp và lập pháp của Việt Nam. Điều này giúp phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam ngày càng công bằng hơn, phát huy được tính dân chủ, đóng góp vào việc xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhấn mạnh công tác chuẩn bị bầu cử trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Đại sứ Maroc Jamale Chouaibi đánh giá cao các biện pháp chủ động và phòng ngừa của Chính phủ Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền trung ương và địa phương.
Theo ông Jamale Chouaibi, việc tổ chức tốt cuộc vận động bầu cử thông qua sử dụng các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại góp phần đảm bảo cho việc tổ chức an toàn sự kiện chính trị trọng đại của Việt Nam.
Đại sứ Maroc khẳng định cho đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt được mục tiêu kép là kiểm soát dịch COVID-19 và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba tỏ tin tưởng cuộc bầu cử tại Việt Nam sẽ thành công tốt đẹp. Cử tri Việt Nam sẽ chọn ra được các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khóa mới có tài, có đức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tác phong ưu tú, hăng hái phấn đấu, bảo đảm vững chắc cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra.
Đến thời điểm này, công tác bầu cử trên cả nước đã hoàn tất. Với nỗ lực chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thực sự là cuộc vận động chính trị quan trọng và là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
Cử tri cả nước đã nêu cao trách nhiệm, thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, bầu ra những người đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước và địa phương./.
Theo TTXVN.
Trên khắp mọi miền Tổ quốc, cử tri cả nước đã nêu cao ý thức, khẩn trương đi thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, bầu chọn ra những đại biểu đủ đức, đủ tài.Đúng 7 giờ ngày 23/5/2021, tại hơn 80.000 khu vực bỏ phiếu trong cả nước đã trọng thể tổ chức lễ chào cờ và các thủ tục cần thiết, mở đầu cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đây là Ngày hội lớn của toàn dân, là dịp quan trọng để cử tri thực hiện và phát huy quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng - một sự kiện chính trị trọng đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta và dân tộc ta, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới.
Đây cũng là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu tham gia vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2021.
Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng
Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Ngày Bầu cử, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 69 triệu cử tri trên khắp mọi miền Tổ quốc, đã đến các điểm bầu cử thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với đất nước, để lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Bỏ những lá phiếu đầu tiên tại khu vực bỏ phiếu số 4, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng: “Với truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta, với ý chí sắt đá và lòng yêu nước tha thiết của nhân dân ta, với tinh thần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mỗi công dân đã xác định được quyền và nghĩa vụ của mình, sẽ đi bầu cử đông đủ, sáng suốt chọn lựa những đại biểu xứng đáng nhất trong những người ứng cử để chọn đúng người, bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tránh bầu nhầm, bầu lẫn.”
Cùng thời điểm này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 41, khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã bỏ lá phiếu đầu tiên tại khu vực bầu cử số 18, phường Cái Khê, quận Ninh Kiều, thành phố cần Thơ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 1, thị trấn An Lão, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Trên khắp mọi miền Tổ quốc, cử tri cả nước đã nêu cao ý thức, khẩn trương đi thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân, bầu chọn những đại biểu đủ đức, đủ tài vào cơ quan quyền lực Nhà nước tại Trung ương và địa phương.
Là trung tâm chính trị của đất nước, công tác chuẩn bị cho Ngày Bầu cử được thành phố Hà Nội triển khai một cách trang trọng, chu đáo, đúng luật, tạo không khí phấn khởi nô nức trong nhân dân.
Các điểm bỏ phiếu tại địa bàn Hà Nội đều mời những người cao tuổi và người lần đầu được đi bỏ phiếu thực hiện bỏ phiếu trước tiên.
Tranh thủ thời tiết mát mẻ, ngay từ sáng sớm, đông đảo cử tri quê hương đất Tổ đã đến các điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
Các điểm bỏ phiếu đều được trang trí cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng. Việc bố trí hòm phiếu được đảm bảo thuận tiện cho cử tri; công tác đảm bảo an ninh trật tự được quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Tại cực Nam Tổ quốc, cử tri ở ấp Mũi - nơi đặt mốc tọa độ GPS-0001, đánh dấu điểm cuối trời Tổ quốc trên đất liền thuộc Đơn vị bầu cử số 8, khu vực bỏ phiếu số 12 của xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cử tri đã đến điểm bỏ phiếu từ rất sớm nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong Ngày Bầu cử.
Có mặt sớm để tìm hiểu thông tin đại biểu ứng cử, đưa ra quyết định về việc sẽ bỏ phiếu bầu cho ai, ông Huỳnh Thành Công, 78 tuổi, chia sẻ niềm tự hào khi là một trong những công dân được thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình tại vùng đất cực Nam thiêng liêng của tổ quốc.
Ông hy vọng những đại biểu trúng cử sẽ thực hiện đúng lời hứa với người dân để cùng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Nghi lễ chào cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú là một điểm nhấn trong cuộc bầu cử tại tỉnh Hà Giang. Ngay từ sớm, trên 539.000 cử tri Hà Giang đã tham gia bỏ phiếu bầu cử.
Hòa chung không khí Ngày hội của non sông, đảo Trường Sa thuộc thị trấn Trường Sa và 3 tổ bỏ phiếu trong bờ của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Trường Sa, Lương Xuân Giáp cho biết đây là lần đầu tiên một điểm tại huyện Trường Sa bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp cùng thời điểm với cả nước. Vì vậy cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên đảo rất vui mừng và tự hào.
Thông tin từ Bộ Nội vụ, tính đến 19 giờ ngày 23/5/2021, cả nước có 99,16% cử tri đi bỏ phiếu. Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất là các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Trà Vinh (99,98%). Địa phương có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp nhất là tỉnh: Nghệ An (97,30%).
Đánh giá về cuộc bầu cử, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường Đến khẳng định cuộc bầu cử đã diễn ra hết sức thành công và tuyệt đối an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Đảm bảo công tác phòng, chống dịch
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệp kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh khác biệt khi cả nước đang căng mình để phòng, chống dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4.
Để ứng phó với diễn biến này, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã liên tục có các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để đảm bảo việc triển khai các bước trong công tác chuẩn bị bầu cử không bị gián đoạn.
Công tác chỉ đạo, tổ chức bầu cử kết hợp phòng, chống dịch COVID-19 được tăng cường, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân từ việc tính toán các phương án tổ chức bầu cử đến tiếp xúc cử tri, hiệp thương và lập danh sách cử tri...
Công tác chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất và chuẩn bị các phương án bầu cử trong các tình huống khẩn cấp đã được dự lường.
Các địa phương đều tổ chức tập huấn cho các tổ chức phụ trách bầu cử bằng nhiều hình thức. Nhiều địa phương, nhất là những địa bàn có nguy cơ cao đã tổ chức diễn tập về công tác ứng phó với dịch COVD-19 theo từng phương án để rút kinh nghiệm.
Các điểm bầu cử tại Thành phố Hồ Chí Minh đều trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng dịch. Các cử tri Thành phố được khuyến khích đi bỏ phiếu theo từng khung giờ khác nhau để đảm bảo yêu cầu giãn cách.
Đảm bảo an toàn cho cử tri tham gia ngày hội của toàn dân, tại các điểm bỏ phiếu tại Thanh Hóa, Tổ bầu cử bố trí nhân viên y tế đo thân nhiệt cho cử tri, đề nghị cử tri rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang.
Các thành viên của Tổ Bầu cử yêu cầu cử tri không tập trung đông tại một khu vực, vào cùng một thời điểm.
Nếu phát hiện cử tri có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ mắc COVID-19, nhân viên y tế tiến hành kiểm tra và đưa về khu vực riêng biệt đã bố trí sẵn để xử lý theo quy trình.
Tại các khu cách ly, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đảm bảo các điều kiện cho cử tri đang cách ly tham gia bầu cử.
Đối với những cử tri đang cách ly tại nhà, các thành viên Tổ Bầu cử mang thùng phiếu đến tận nhà hướng dẫn cử tri bỏ phiếu và phải tuân thủ nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, Thanh Hóa đã tổ chức diễn tập về công tác ứng phó với dịch COVD-19 trong Ngày Bầu cử với 5 tình huống cụ thể.
Ngoài hòm phiếu chính, các Tổ Bầu cử tại Nam Định đã chuẩn bị từ 1-2 hòm phiếu phụ, dự phòng sử dụng trong các tình huống phát sinh do dịch bệnh, thiên tai.
Tất cả khu vực bỏ phiếu đều được bố trí trang thiết bị, dụng cụ y tế, phòng, chống dịch như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, găng tay, hóa chất phun khử khuẩn; bố trí phòng cách ly tạm thời đối với những trường hợp có biểu hiện: sốt, ho, đau họng, khó thở.
Các phòng tại khu vực bỏ phiếu đều bố trí lối vào, lối ra theo quy trình một chiều, đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa các cử tri đi bầu cử cũng như thành viên tổ bầu cử...
Ngoài ra, tỉnh đã tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng theo quy định cho các trường hợp đang cách ly tập trung tại cơ sở cách ly của tỉnh và các huyện.
Tại Điện Biên, các điểm bỏ phiếu đều có lực lượng y tế túc trực để kiểm tra thân nhiệt cho các cử tri, nếu phát hiện cử tri có dấu hiệu ho, sốt, khó thở sẽ được cách ly và thực hiện các quy trình chống dịch.
Các địa điểm bỏ phiếu tại các thôn, bản có diện tích hẹp đều được bố trí thêm bàn, ghế nhựa bên ngoài hội trường để giãn cách và để cử tri có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, hoàn thiện phiếu.
Cử tri đến bỏ phiếu đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trước khi tiến hành bỏ phiếu như: giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt…
Các điểm bầu cử tại tỉnh Quảng Trị đều được phun khử khuẩn, có lực lượng túc trực hướng dẫn và phân luồng cử tri đi vào khu vực bầu cử, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn; tuyên truyền để cử tri không tập trung vào cùng một thời điểm nhằm đảm bảo phòng, chống dịch.
Là tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, do có đường biên giới dài, có nhiều đường mòn, lối mở tiếp giáp với hai tỉnh của nước bạn.
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, tỉnh Hà Giang thường xuyên duy trì 64 chốt kiểm soát liên ngành trên tuyến biên giới và 17 tổ cơ động gồm cán bộ, chiến sỹ biên phòng, công an, dân quân tự vệ và ngành y tế chốt chặn 24/24 giờ; xây dựng kịch bản để khi có tình trạng công dân xuất, nhập cảnh trái phép được cách ly theo quy định.
Ủy ban Bầu cử các địa phương đã đặt các hòm phiếu phụ để các công dân cách ly có thể bỏ phiếu ngay tại chỗ. Khi tiến hành bỏ phiếu đảm bảo nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Đánh giá về công tác phòng, chống dịch trong Ngày Bầu cử, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bùi Văn Cường nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19 được các địa phương triển khai rất tích cực với mục tiêu và phương châm tổ chức thành công cuộc bầu cử nhưng phải đảm bảo sức khỏe cho nhân dân.
Đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là cuộc vận động chính trị quan trọng và là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
Sự kiến lớn này được đông đảo bạn bè quốc tế quan tâm theo dõi và đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam cho sự kiện quan trọng này.
Đánh giá cuộc bầu cử là Ngày hội của toàn dân, Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang nhấn mạnh đây là hoạt động có tính dân chủ sâu rộng khi nhân dân trực tiếp lựa chọn những đại biểu tiêu biểu đáp ứng nguyện vọng của cử tri, bầu vào cơ quan quyền lực ở địa phương cũng như cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia.
Diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Đại sứ Sengphet Houngboungnuang đánh giá cao công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử của Việt Nam.
“Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đã có sự linh hoạt khi đưa ra nhiều biện pháp ứng phó phù hợp với tình hình. Từ đó, các ứng cử viên vẫn xuống địa phương gặp gỡ cử tri, giới thiệu tóm tắt lý lịch và thành tích của mình, nêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quyền và tiếng nói của cử tri. Các hoạt động trên được tổ chức trên cơ sở đảm bảo an toàn sức khỏe cho ứng cử viên và cử tri; đảm bảo chất lượng cuộc bầu cử, từ đó góp phần giúp cuộc bầu cử có thể tiến hành theo đúng kế hoạch đề ra,” Đại sứ nhấn mạnh.
Đại sứ Sengphet Houngboungnuang mong rằng cử tri sẽ bầu được những đại biểu có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong công tác giám sát, kiểm tra việc hành pháp và lập pháp của Việt Nam. Điều này giúp phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam ngày càng công bằng hơn, phát huy được tính dân chủ, đóng góp vào việc xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhấn mạnh công tác chuẩn bị bầu cử trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Đại sứ Maroc Jamale Chouaibi đánh giá cao các biện pháp chủ động và phòng ngừa của Chính phủ Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền trung ương và địa phương.
Theo ông Jamale Chouaibi, việc tổ chức tốt cuộc vận động bầu cử thông qua sử dụng các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại góp phần đảm bảo cho việc tổ chức an toàn sự kiện chính trị trọng đại của Việt Nam.
Đại sứ Maroc khẳng định cho đến nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt được mục tiêu kép là kiểm soát dịch COVID-19 và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba tỏ tin tưởng cuộc bầu cử tại Việt Nam sẽ thành công tốt đẹp. Cử tri Việt Nam sẽ chọn ra được các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khóa mới có tài, có đức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tác phong ưu tú, hăng hái phấn đấu, bảo đảm vững chắc cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra.
Đến thời điểm này, công tác bầu cử trên cả nước đã hoàn tất. Với nỗ lực chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thực sự là cuộc vận động chính trị quan trọng và là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
Cử tri cả nước đã nêu cao trách nhiệm, thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, bầu ra những người đại diện cho mình trong cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước và địa phương./.
Theo TTXVN.