Tin Hoạt động >> Chính trị

Yên Bái thông qua Nghị quyết Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025

18/05/2021 08:36:09 Xem cỡ chữ Google
Tại Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) - HĐND tỉnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.

Ảnh minh họa.

Việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Yên Bái quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện thu hút và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Theo Quy định, tỉnh Yên Bái sẽ có chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch gồm: Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông kết nối các địa điểm có hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ đầu tư cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chuẩn, bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái phục vụ khách du lịch; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu trung tâm và các địa điểm có hoạt động du lịch

Về chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch và hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch gồm: Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch; chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; chính sách hỗ trợ phát triển tài nguyên du lịch; hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng; hỗ trợ lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch; hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể và hỗ trợ duy trì, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

Quy định cụ thể như sau:

* Chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch gồm:

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông kết nối các địa điểm có hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

Điều kiện hỗ trợ là các công trình đường giao thông nông thôn tại các khu vực, địa điểm có hoạt động du lịch; đường giao thông kết nối địa điểm có hoạt động du lịch đến quốc lộ, đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái có nhu cầu đầu tư xây dựng, nâng cấp;

Có quy mô xây dựng theo quy định tại Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025. Trường hợp công trình đường giao thông nông thôn có quy mô khác với quy định tại Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bảo đảm theo quy định của pháp luật; Các tổ chức, cá nhân đăng ký được hỗ trợ có cam kết thực hiện hoạt động du lịch tối thiểu 5 năm sau khi được nhận hỗ trợ.

Về cơ chế và kinh phí hỗ trợ: Thực hiện theo Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND.

+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chuẩn, bán các sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái phục vụ khách du lịch

Mục tiêu của chính sách: Hỗ trợ các cơ sở kinh doanh thương mại mở rộng quy mô, chất lượng kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh nhất là sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu mua sắm quà tặng của khách du lịch khi đến Yên Bái.

Điều kiện hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện xây mới cơ sở kinh doanh thương mại đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; cơ sở kinh doanh có tổng diện tích sàn xây dựng từ 100m2 trở lên, có bãi để xe thuận tiện; đảm bảo các điều kiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; có danh sách niêm yết các mặt hàng, trong đó 80% mặt hàng là sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, quà tặng du lịch, quà tặng lưu niệm của tỉnh Yên Bái.

Mức hỗ trợ: 30% trên tổng kinh phí xây dựng, tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở.

Cơ chế hỗ trợ: Sau khi công trình được đầu tư, hoàn thiện, đưa vào sử dụng, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và các cơ quan có liên quan thẩm định đạt tiêu chuẩn, yêu cầu khác theo quy định.

+ Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

Điều kiện hỗ trợ là các hộ gia đình có nhà được thiết kế, xây dựng theo kiến trúc truyền thống của địa phương; đang kinh doanh hoặc có nhu cầu đăng ký kinh doanh mới dịch vụ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay), tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thuộc nhóm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch” giai đoạn 2021 - 2025 và đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên; việc xây dựng nhà ở không vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng. Dịch vụ homestay đáp ứng phục vụ tối thiểu 20 khách du lịch/ngày; các hộ gia đình chưa được hưởng các hình thức hỗ trợ từ các chương trình, đề án về phát triển du lịch khác trên địa bàn tỉnh; có phương án và hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị Homestay.

Có phương án và hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; chất lượng nước sau khi xử lý được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng đạt quy chuẩn hiện hành. Không áp dụng cho các hộ gia đình có nguồn nước theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh.

+ Hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng

Điều kiện hỗ trợ là các tổ chức, thôn (bản) tại các địa điểm có hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng với số lượng 80 khách/ngày trở lên trong điều kiện bình thường; chưa được hưởng hỗ trợ nội dung tương tự từ các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển du lịch khác trên địa bàn tỉnh.

Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải tại thôn (bản) có hoạt động du lịch. Mức hỗ trợ tính theo chi phí thực tế nhưng không quá 60 triệu đồng/tổ chức, thôn (bản) hoặc địa điểm có hoạt động du lịch.

Cơ chế hỗ trợ: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì cùng các cơ quan có liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ.

+ Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu trung tâm và các địa điểm có hoạt động du lịch

Điều kiện hỗ trợ: Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, các địa điểm có hoạt động du lịch, trạm dừng nghỉ dọc các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận từ cấp tỉnh trở lên, thu hút 80 khách du lịch/ngày trở lên trong điều kiện bình thường;

Việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng đảm bảo phù hợp với điều kiện địa hình, không vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng; thiết kế nhà vệ sinh công cộng phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định hiện hành; Không hỗ trợ đối với các thôn (bản), các địa điểm đã có nhà đầu tư dự án phát triển du lịch.

Mức hỗ trợ: Tính theo kinh phí xây dựng thực tế nhưng không quá 200 triệu đồng/thôn (bản) hoặc địa điểm có hoạt động du lịch.

Cơ chế hỗ trợ: UBND huyện, thị xã, thành phố tổng hợp hồ sơ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ.

Khi khối lượng xây dựng đạt 60%, được giải ngân 50% mức vốn hỗ trợ. Khi khối lượng công việc xây dựng hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, được giải ngân 50% mức vốn hỗ trợ còn lại.

Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch và hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch:

Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch:

Điều kiện hỗ trợ là lao động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh chưa có đầy đủ các kỹ năng phục vụ, vận hành trong hoạt động du lịch có nhu cầu được đào tạo để hoàn thiện kỹ năng; lực lượng lao động nông thôn tại các huyện, thị xã, thành phố có các địa điểm hoạt động du lịch có nhu cầu được đào tạo kỹ năng nghề du lịch để tham gia hoạt động du lịch; học viên có cam kết sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do tỉnh tổ chức về kỹ năng nghề du lịch phải tham gia làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh ít nhất là 18 tháng kể từ khi kết thúc lớp bồi dưỡng, tập huấn.

Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng Quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch; Marketing du lịch; kỹ năng lễ tân, buồng bàn; kỹ năng phục vụ du lịch cộng đồng. Mỗi lớp bồi dưỡng, tập huấn tối thiểu 50 học viên, thời gian tập huấn 10 ngày. Mức hỗ trợ không quá 75 triệu đồng/lớp;

Hỗ trợ tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn viên du lịch; kỹ năng phục vụ nhà hàng; kỹ năng vận hành cơ sở lưu trú vừa và nhỏ. Mỗi lớp bồi dưỡng, tập huấn tối thiểu 50 học viên, thời gian tập huấn 08 ngày. Mức hỗ trợ không quá 65 triệu đồng/lớp;

Hỗ trợ tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn ngoại ngữ giao tiếp. Mỗi lớp tối thiểu 20 học viên, thời gian tập huấn tối thiểu 30 ngày. Mức hỗ trợ không quá 70 triệu đồng/lớp.

Cơ chế hỗ trợ: Hàng năm, UBND huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ sở có chức năng đào tạo kỹ năng nghề du lịch đăng ký và xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

* Chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch:

Điều kiện hỗ trợ là các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tham gia hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ngoài tỉnh được đơn vị tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch gửi thư mời;

Có kế hoạch và dự toán kinh phí tổ chức hoạt động xúc tiến, quảng bá về du lịch, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

Mức hỗ trợ: 50% trên tổng kinh phí tham gia hoạt động xúc tiến quảng bá, nhưng không quá 50 triệu đồng/tổ chức/một lần tham gia; hỗ trợ không quá 05 tổ chức/năm.

Cơ chế hỗ trợ: Hàng năm, các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí tham gia hoạt động xúc tiến, quảng bá về du lịch, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, đề xuất hỗ trợ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

* Chính sách hỗ trợ phát triển tài nguyên du lịch:

+ Hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng

Điều kiện hỗ trợ là Đội văn nghệ quần chúng đang hoạt động hoặc thành lập mới tại các thôn (bản) có hoạt động du lịch cộng đồng, có từ 08 người trở lên là người dân bản địa, sinh sống và làm việc hợp pháp tại địa phương, được UBND xã công nhận theo quy định hiện hành; Đội văn nghệ quần chúng chưa được hưởng các hình thức hỗ trợ từ các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển du lịch khác trên địa bàn tỉnh;

Các đội văn nghệ phải duy trì hoạt động thường xuyên với mục đích bảo tồn văn hóa truyền thống, phục vụ phát triển du lịch và hoạt động tối thiểu 02 lần/tháng; Trang phục, đạo cụ biểu diễn được chế tác theo phương thức truyền thống và phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống tại địa phương.

Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần kinh phí thành lập đội văn nghệ nhóm I có bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Mông, Dao đỏ, Phù Lá. Mức hỗ trợ không quá 60 triệu đồng/đội;

Hỗ trợ một lần kinh phí thành lập mới đội văn nghệ nhóm II có bản sắc văn hóa các dân tộc khác. Mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/đội;

Hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động hàng năm cho các đội văn nghệ. Mức hỗ trợ 03 triệu đồng/đội.

Cơ chế hỗ trợ: UBND huyện, thị xã, thành phố tổng hợp hồ sơ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

+ Hỗ trợ lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch

Điều kiện hỗ trợ: Di sản văn hóa phi vật thể được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định; Hồ sơ khoa học đảm bảo quy định tại khoản 2, Điều 11 Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định có liên quan.

Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần kinh phí/hồ sơ đề nghị. Mức hỗ trợ căn cứ vào từng hồ sơ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định nhưng không quá 250 triệu đồng/hồ sơ.

Cơ chế hỗ trợ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học, xây dựng dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

+ Hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể

Điều kiện hỗ trợ: Người truyền dạy là Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh hoặc "Nghệ nhân nhân dân" hoặc "Nghệ nhân ưu tú" do Chủ tịch nước phong tặng;

Người được truyền dạy (người học) là người dân bản địa, sinh sống, làm việc hợp pháp tại các địa phương trong tỉnh; mỗi người học chỉ được tham gia một lần đối với một nội dung truyền dạy.

UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch mở lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ về địa điểm và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện;

Mức hỗ trợ: Mỗi lớp đào tạo tối thiểu 10 học viên trong thời gian 03 tháng. Mức hỗ trợ không quá 45 triệu đồng/lớp;

Cơ chế hỗ trợ: UBND cấp huyện lập hồ sơ đề nghị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

+ Hỗ trợ duy trì, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập trong các làng nghề, làng nghề truyền thống (làng nghề). Làng nghề có vị trí thuận lợi, đáp ứng đủ các điều kiện phục vụ khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm.

Hợp tác xã có tối thiểu 10 thành viên; tổ hợp tác có tối thiểu 05 thành viên. Các thành viên của hợp tác xã, tổ hợp tác là đại diện cho các hộ gia đình khác nhau và phải trực tiếp tham gia hoạt động ngành nghề của làng nghề;

Hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật và đi vào hoạt động ổn định từ 03 tháng trở lên và thường xuyên tổ chức hoạt động cho du khách trải nghiệm;

Hợp tác xã, tổ hợp tác có nhu cầu hỗ trợ kinh phí phải có phương án, dự toán kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất và chi phí vận hành để duy trì, phát triển hoạt động phục vụ du lịch và chưa được hưởng các hình thức hỗ trợ từ chính sách, chương trình, dự án khác về phát triển du lịch.

Mức hỗ trợ: 50 triệu đồng/hợp tác xã và 20 triệu đồng/tổ hợp tác.

Cơ chế hỗ trợ: UBND huyện, thị xã, thành phố tổng hợp hồ sơ đề nghị. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định

Ngoài chính sách này hợp tác xã, tổ hợp tác tại các làng nghề vẫn được hưởng các chính sách khác về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo các quy định của Trung ương, của tỉnh.

                                                                                                                                                                                        Theo CTTĐT.

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h