Sáng 20/11, Đoàn công tác của Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam do ông Thomas Gass - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhân dịp đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam
Tiếp và làm việc với đoàn có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái.
Tại buổi tiếp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã thông tin nhanh với đoàn công tác của Đại sứ quán Thụy Sỹ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tình hình thiệt hại và công tác hậu quả cơn bão số 3 vừa qua. Đồng chí nhấn mạnh: Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc với 30 dân tộc cùng chung sống. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nằm trong số các huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, bình quân 03 năm trở lại đây đạt 7,24%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,3%, đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng. Yên Bái là điểm sáng trong xây dựng NTM của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đối với tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho biết: do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tỉnh Yên Bái đã có 54 người chết và 42 người bị thương; trên 300 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn; trên 7.000ha cây trồng bị ngập và vùi lấp, nhiều cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc bị hư hỏng…Trước những thiệt hại nặng nề đó, tỉnh Yên Bái đã huy động cả hệ thống chính trị để tập trung khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh môi trường, sớm ổn định đời sống nhân dân. Tỉnh Yên Bái đã chủ động xây dựng kịch bản nhằm ứng phó với thiên tai; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống hạn chế thấp nhất thiệt hại về người.
Tỉnh Yên Bái cũng đã kịp thời ban hành các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ người dân phục hồi phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Tổ chức di dời, bố trí chỗ ở cho các hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn, phải di dời khẩn cấp dựng lại nhà cửa. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung nhân lực vật lực khắc phục các công trình cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… Đến nay, đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản ổn định.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã nhận được các khoản viện trợ quốc tế của các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó có Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam. Đồng chí cho rằng, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của Chính phủ Thụy Sỹ trong việc cứu trợ khẩn cấp về hàng hóa; nhất là việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và cử các chuyên gia kỹ thuật của Thụy Sỹ là rất kịp thời, hiệu quả phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của tỉnh, đã góp phần giúp tỉnh nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định lại đời sống, sản xuất và sinh hoạt cho người dân địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn trong thời gian tới, Đại sứ quán Thụy Sỹ tiếp tục hỗ trợ trung hạn và dài hạn đối với tỉnh Yên Bái để phục hồi sau cơn bão Yagi về các vấn đề như sửa chữa, khôi phục các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; xây dựng khu tái định cư cho cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bão lũ; xử lý môi trường nước, sạt lở đất sau bão lũ… Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng các nguồn hỗ trợ.
Cảm ơn sự đón tiếp của lãnh đạo tỉnh Yên Bái dành cho đoàn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass đã chia sẻ với khó khăn, mất mát về người và tài sản của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái; đồng thời đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Yên Bái trong việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vừa qua. Việc tiếp nhận, phân bổ nguồn viện trợ của Chính phủ Thụy Sỹ tới người dân vùng lũ rất nhanh chóng, kịp thời và phát huy hiệu quả.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass cho rằng, tỉnh Yên Bái cũng có nhiều nét tương đồng về điều kiện địa lý, thời tiết, khí hậu, đất đai giống như một số địa phương của Thụy Sỹ. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới, trong đó có Thụy Sỹ cũng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai gây ra ngập lụt và phải di dời người dân do nguy cơ sạt lở núi… Do vậy, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass mong rằng thông qua chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái sẽ được cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý tiếp nhận, cứu trợ; quản lý rủi ro về thiên tai, công tác khắc phục hậu quả và việc đi dời bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và có nguy cơ sạt lở đất; các chính sách an sinh xã hội, khôi phục hỗ trợ cho người dân phục hồi sản xuất nông, lâm nghiệp sau bão.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass cũng khẳng định, các tổ chức của Thụy Sỹ sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai và cùng nhau chung tay hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Ngay sau khi chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đoàn công tác của Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam đã đến thăm các hộ gia đình đã nhận hỗ trợ thiết bị xử lý nước sạch; tẩy rửa, vệ sinh giếng nước sau ngập úng do Thụy Sỹ tài trợ tại thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình.
(Theo CTTĐT tỉnh Yên Bái)
Sáng 20/11, Đoàn công tác của Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam do ông Thomas Gass - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhân dịp đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái.Tiếp và làm việc với đoàn có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Yên Bái.
Tại buổi tiếp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã thông tin nhanh với đoàn công tác của Đại sứ quán Thụy Sỹ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tình hình thiệt hại và công tác hậu quả cơn bão số 3 vừa qua. Đồng chí nhấn mạnh: Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc với 30 dân tộc cùng chung sống. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải nằm trong số các huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, bình quân 03 năm trở lại đây đạt 7,24%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,3%, đứng thứ 2/14 tỉnh trong vùng. Yên Bái là điểm sáng trong xây dựng NTM của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đối với tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cho biết: do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tỉnh Yên Bái đã có 54 người chết và 42 người bị thương; trên 300 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn; trên 7.000ha cây trồng bị ngập và vùi lấp, nhiều cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc bị hư hỏng…Trước những thiệt hại nặng nề đó, tỉnh Yên Bái đã huy động cả hệ thống chính trị để tập trung khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh môi trường, sớm ổn định đời sống nhân dân. Tỉnh Yên Bái đã chủ động xây dựng kịch bản nhằm ứng phó với thiên tai; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống hạn chế thấp nhất thiệt hại về người.
Tỉnh Yên Bái cũng đã kịp thời ban hành các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ người dân phục hồi phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Tổ chức di dời, bố trí chỗ ở cho các hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoàn toàn, phải di dời khẩn cấp dựng lại nhà cửa. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung nhân lực vật lực khắc phục các công trình cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… Đến nay, đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản ổn định.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã nhận được các khoản viện trợ quốc tế của các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho tỉnh khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó có Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam. Đồng chí cho rằng, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của Chính phủ Thụy Sỹ trong việc cứu trợ khẩn cấp về hàng hóa; nhất là việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và cử các chuyên gia kỹ thuật của Thụy Sỹ là rất kịp thời, hiệu quả phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của tỉnh, đã góp phần giúp tỉnh nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định lại đời sống, sản xuất và sinh hoạt cho người dân địa phương.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn trong thời gian tới, Đại sứ quán Thụy Sỹ tiếp tục hỗ trợ trung hạn và dài hạn đối với tỉnh Yên Bái để phục hồi sau cơn bão Yagi về các vấn đề như sửa chữa, khôi phục các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; xây dựng khu tái định cư cho cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bão lũ; xử lý môi trường nước, sạt lở đất sau bão lũ… Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng các nguồn hỗ trợ.
Cảm ơn sự đón tiếp của lãnh đạo tỉnh Yên Bái dành cho đoàn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass đã chia sẻ với khó khăn, mất mát về người và tài sản của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái; đồng thời đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Yên Bái trong việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vừa qua. Việc tiếp nhận, phân bổ nguồn viện trợ của Chính phủ Thụy Sỹ tới người dân vùng lũ rất nhanh chóng, kịp thời và phát huy hiệu quả.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass cho rằng, tỉnh Yên Bái cũng có nhiều nét tương đồng về điều kiện địa lý, thời tiết, khí hậu, đất đai giống như một số địa phương của Thụy Sỹ. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của khí hậu toàn cầu hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới, trong đó có Thụy Sỹ cũng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai gây ra ngập lụt và phải di dời người dân do nguy cơ sạt lở núi… Do vậy, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass mong rằng thông qua chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Yên Bái sẽ được cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý tiếp nhận, cứu trợ; quản lý rủi ro về thiên tai, công tác khắc phục hậu quả và việc đi dời bố trí tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai và có nguy cơ sạt lở đất; các chính sách an sinh xã hội, khôi phục hỗ trợ cho người dân phục hồi sản xuất nông, lâm nghiệp sau bão.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam ông Thomas Gass cũng khẳng định, các tổ chức của Thụy Sỹ sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai và cùng nhau chung tay hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tặng ông Thomas Gass - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Sỹ tại Việt Nam cuốn sách ảnh “Yên Bái - Đất và người”
Ngay sau khi chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đoàn công tác của Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam đã đến thăm các hộ gia đình đã nhận hỗ trợ thiết bị xử lý nước sạch; tẩy rửa, vệ sinh giếng nước sau ngập úng do Thụy Sỹ tài trợ tại thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình.
(Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh tỉnh Yên Bái)