Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, từ ngày 04/5 đến ngày 05/5/2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đã chủ trì, phối hợp với trường Cao đẳng Yên Bái, Cao đẳng Nghề Yên Bái và Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đưa các lưu học sinh Lào đi thực tế tại Thị xã Nghĩa Lộ. Chuyến đi thực tế nhằm giúp các em lưu học sinh có kiến thức thực tế về các địa danh, điểm du lịch văn hóa tiêu biểu tại Yên Bái; rèn luyện thực tế năng lực nghe, giao tiếp bằng tiếng Việt, đồng thời giúp các em lưu học sinh có thêm hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống về đất nước và con người Việt Nam, góp phần tô thắm mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
Đoàn thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam (Ảnh: Hải Yến)
Tại thị xã Nghĩa Lộ, các em lưu học sinh đã được tham quan Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ; Đi thăm quan và tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Thái. Các điểm đến đều là những di tích lịch sử, văn hóa ý nghĩa của tỉnh Yên Bái nói riêng và của Việt Nam nói chung, đặc biệt là Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người bạn lớn của Đảng cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào.
Tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi thực hiện xong nghi lễ dâng hương, Đoàn đã được các đồng chí Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Thị xã Nghĩa Lộ cung cấp nhiều thông tin bổ ích về địa điểm Đoàn tới tìm hiểu thực tế: Là một trong 13 chi nhánh trong hệ thống các Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, đồng thời là chi nhánh duy nhất ở khu vực Tây Bắc, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm thị xã Nghĩa Lộ có diện tích 2,1 ha gồm 3 hạng mục chính là nhà sàn, vườn cây ăn quả, ao cá Bác Hồ cùng các công trình phụ trợ. Sau khi dân hương, thăm ngôi nhà sàn, vườn cây, ao cá, Đoàn còn được thăm khu triển lãm ảnh và tận mắt ngắm nhìn các hiện vật về Bác, nơi đây hiện đang lưu giữ trên 1.000 hiện vật, tư liệu gồm tranh ảnh, phim phóng sự về Bác Hồ và được trưng bày theo từng nội dung, chủ đề và thời gian.
Tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ, Đoàn đã tiến hành nghi lễ dâng hương và nghe đồng chí hướng dẫn viên giới thiệu về địa điểm di tích: Di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ có diện tích 3,5 ha gồm 3 khu chính: khu mộ và đài tưởng niệm 9 tù chính trị đã hy sinh năm 1945 gắn với cuộc bạo động của tù chính trị yêu nước khi bị giặc Pháp giam tù tại đây. Khu nhà bia khắc tên 403 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ. Khu tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ gắn với chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ năm 1952 mở màn cho chiến dịch Tây Bắc toàn thắng.
Chuyến đi thực tế không chỉ giúp các em lưu học sinh Lào mà còn cả các cán bộ trong Đoàn có cơ hội được tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam. Các em lưu học sinh Lào từ việc được trải nghiệm thực tế càng thêm tự hào khi được học tập, sinh sống tại mảnh đất anh hùng, nơi có nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán… với quê hương của các em. Chuyến đi cũng đã giúp các em lưu học sinh hiểu thêm về tình hữu nghị đoàn kết, gắn bó keo sơn của nhân dân hai nước Việt - Lào đúng như Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã viết: “Tình hữu nghị Việt-Lào là một viên ngọc quý, một di sản vô giá. Đó là tình hữu nghị, tình đoàn kết anh em giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần hạt gạo cắn đôi, cọng rau sẻ nửa, đồng cam cộng khổ, động viên nhau cùng chiến đấu thắng lợi, là một trong những nhân tố bảo đảm mọi sự thắng lợi của cách mạng Lào.”
Từ đó, tạo động lực cho các em lưu học sinh phấn đấu, nỗ lực vươn lên đạt được các thành tích tốt trong học tập, trong công việc để báo công với Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi đắp thêm niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước và trách nhiệm của mình để xây dựng quê hương, đất nước; góp phần vun đắp mối quan hệ giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xay Nha Bu Ly nói riêng; giữa Việt Nam và Lào nói chung mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Một số hình ảnh tiêu biểu của chuyến đi thực tế:
Lâm Gia Bình
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, từ ngày 04/5 đến ngày 05/5/2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đã chủ trì, phối hợp với trường Cao đẳng Yên Bái, Cao đẳng Nghề Yên Bái và Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ đưa các lưu học sinh Lào đi thực tế tại Thị xã Nghĩa Lộ. Chuyến đi thực tế nhằm giúp các em lưu học sinh có kiến thức thực tế về các địa danh, điểm du lịch văn hóa tiêu biểu tại Yên Bái; rèn luyện thực tế năng lực nghe, giao tiếp bằng tiếng Việt, đồng thời giúp các em lưu học sinh có thêm hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống về đất nước và con người Việt Nam, góp phần tô thắm mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.Tại thị xã Nghĩa Lộ, các em lưu học sinh đã được tham quan Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ; Đi thăm quan và tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Thái. Các điểm đến đều là những di tích lịch sử, văn hóa ý nghĩa của tỉnh Yên Bái nói riêng và của Việt Nam nói chung, đặc biệt là Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người bạn lớn của Đảng cách mạng và nhân dân các bộ tộc Lào.
Tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi thực hiện xong nghi lễ dâng hương, Đoàn đã được các đồng chí Trung tâm Truyền thông và Văn hóa Thị xã Nghĩa Lộ cung cấp nhiều thông tin bổ ích về địa điểm Đoàn tới tìm hiểu thực tế: Là một trong 13 chi nhánh trong hệ thống các Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước, đồng thời là chi nhánh duy nhất ở khu vực Tây Bắc, Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm thị xã Nghĩa Lộ có diện tích 2,1 ha gồm 3 hạng mục chính là nhà sàn, vườn cây ăn quả, ao cá Bác Hồ cùng các công trình phụ trợ. Sau khi dân hương, thăm ngôi nhà sàn, vườn cây, ao cá, Đoàn còn được thăm khu triển lãm ảnh và tận mắt ngắm nhìn các hiện vật về Bác, nơi đây hiện đang lưu giữ trên 1.000 hiện vật, tư liệu gồm tranh ảnh, phim phóng sự về Bác Hồ và được trưng bày theo từng nội dung, chủ đề và thời gian.
Tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ, Đoàn đã tiến hành nghi lễ dâng hương và nghe đồng chí hướng dẫn viên giới thiệu về địa điểm di tích: Di tích lịch sử văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ có diện tích 3,5 ha gồm 3 khu chính: khu mộ và đài tưởng niệm 9 tù chính trị đã hy sinh năm 1945 gắn với cuộc bạo động của tù chính trị yêu nước khi bị giặc Pháp giam tù tại đây. Khu nhà bia khắc tên 403 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Mỹ. Khu tượng đài chiến thắng Nghĩa Lộ gắn với chiến dịch giải phóng Nghĩa Lộ năm 1952 mở màn cho chiến dịch Tây Bắc toàn thắng.
Chuyến đi thực tế không chỉ giúp các em lưu học sinh Lào mà còn cả các cán bộ trong Đoàn có cơ hội được tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam. Các em lưu học sinh Lào từ việc được trải nghiệm thực tế càng thêm tự hào khi được học tập, sinh sống tại mảnh đất anh hùng, nơi có nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán… với quê hương của các em. Chuyến đi cũng đã giúp các em lưu học sinh hiểu thêm về tình hữu nghị đoàn kết, gắn bó keo sơn của nhân dân hai nước Việt - Lào đúng như Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã viết: “Tình hữu nghị Việt-Lào là một viên ngọc quý, một di sản vô giá. Đó là tình hữu nghị, tình đoàn kết anh em giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần hạt gạo cắn đôi, cọng rau sẻ nửa, đồng cam cộng khổ, động viên nhau cùng chiến đấu thắng lợi, là một trong những nhân tố bảo đảm mọi sự thắng lợi của cách mạng Lào.”
Từ đó, tạo động lực cho các em lưu học sinh phấn đấu, nỗ lực vươn lên đạt được các thành tích tốt trong học tập, trong công việc để báo công với Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bồi đắp thêm niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước và trách nhiệm của mình để xây dựng quê hương, đất nước; góp phần vun đắp mối quan hệ giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xay Nha Bu Ly nói riêng; giữa Việt Nam và Lào nói chung mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Một số hình ảnh tiêu biểu của chuyến đi thực tế:
Đoàn thăm quan Khu triển lãm ảnh và tận mắt ngắm nhìn các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Hải Yến)
Đoàn thực hiện nghi lễ dâng hương các anh hùng, liệt sĩ tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ (Ảnh: Hải Yến)