Quan hệ hợp tác Lào – Việt Nam ở mọi lĩnh vực đang ngày một tăng cường và đang ở mức cao chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước, đó là chia sẻ của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam, ông Khamjane Vongphosy, khi trả lời phỏng vấn về hợp tác kinh tế giữa Lào và Việt Nam trong thời gian qua.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam, ông Khamjane Vongphosy tại cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. (Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào)
Theo Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào, ông Khamjane Vongphosy, Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống quan hệ hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau lâu đời trong suốt dặm dài của cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập và thống nhất đất nước, cũng như trong cuộc cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển của mỗi đất nước cho đến ngày nay. Trong thời kỳ đấu tranh chống kẻ thù chung, hai dân tộc đã kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, yêu thương nhau như anh em trong nhà trên tinh thần “Hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Cho đến nay, tình cảm gắn bó và mối quan hệ, hợp tác trên mọi lĩnh vực công tác giữa hai nước vẫn ngày càng được tăng cường và đang ở mức cao chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước.
Theo ông Khamjane, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của hai Đảng, hai Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương hai nước đã chủ động phối hợp và tích cực triển khai Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác 10 năm (2021-2030); Hiệp định hợp tác 5 năm (2021-2025) và kế hoạch hợp tác từng giai đoạn của hai bên một cách hiệu quả, trên mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước; tiếp tục tăng cường và mở rộng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam anh em ngày càng bền chặt.
Theo Bộ trưởng Khamjane, trong suốt những năm tháng qua, Chính phủ Việt Nam đã có những khoản hỗ trợ vô cùng to lớn cho Chính phủ Lào, trong đó khoảng 1/3 số kinh phí này được sử dụng cho phát triển nguồn nhân lực, số còn lại được phân bổ cho các dự án khác, bao gồm các dự án xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, hai nước cũng tăng cường hợp tác sâu rộng trên mọi lĩnh vực theo sự thống nhất giữa hai bên trong từng giai đoạn, thời kỳ. Nổi bật là lĩnh vực kinh tế, hai bên đã tích cực triển khai các thỏa thuận giữa hai Chính phủ. Cuộc họp thường niên của hai ủy ban hợp tác liên Chính phủ hai nước ngày càng đi vào chiều rộng và chiều sâu. Hai bên cũng tích cực triển khai hợp tác ngoại thương, nhờ đó giá trị trao đổi kim ngạch thương mại giữa hai nước đều tăng dần qua các năm.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào cho biết Việt Nam hiện có hơn 400 dự án FDI tại Lào và các dự án này đã và đang góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Lào, đặc biệt là các dự án tại vùng sâu, vùng xa, như cơ sở hạ tầng, giao thông, phúc lợi xã hội, giáo dục và văn hóa, giúp cho đời sống nhân dân Lào từng bước cải thiện và ngày càng tốt đẹp hơn.
Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Khamjane Vongphosy cũng đánh giá cao việc kết nối giữa hai nền kinh tế Lào - Việt Nam, cho biết trong thời gian qua, hai bên đã hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn kết hội nhập quốc tế một cách hiệu quả; tăng cường sự kết nối giữa hai nền kinh tế, nhất là về thương mại, đầu tư, tài chính, hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch... nhằm mở rộng phạm vi hợp tác và phát triển giữa hai nước, đồng thời góp phần liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực để ngày càng phát triển. Chính phủ Lào cũng đang tập trung triển khai kế hoạch phát triển các dự án hạ tầng giao thông, năng lượng để tăng cường hợp tác đầu tư kinh doanh giữa Lào và Việt Nam, nhằm tạo ra lợi ích tối đa cho hai nước, như dự án đường sắt Lào - Việt Nam, đường cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội…
Cũng theo ông Khamjane, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đã và đang tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, đặc biệt chú trọng tới việc thu hút các tập đoàn, công ty có năng lực tài chính và chuyên môn, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp sạch, công nghiệp chế biến và các vùng có tiềm năng dọc biên giới Lào - Việt Nam; phát triển du lịch văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, bao gồm phát triển ngành năng lượng sạch mà Lào có nhiều tiềm năng như năng lượng gió, thủy điện và năng lượng Mặt Trời…
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào nhấn mạnh, trong thời gian qua, Chính phủ Lào đã coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc cắt bỏ các bước, khâu không cần thiết trong việc cấp phép đầu tư trong và ngoài nước, nhằm rút ngắn quy trình phê duyệt đầu tư cùng với việc tạo sự minh bạch của từng cấp quản lý và tạo môi trường thuận lợi về đầu tư, thương mại; Khẳng định sự cải thiện này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư Việt Nam đến đầu tư vào Lào một cách dễ dàng, có khả năng mở rộng cơ sở sản xuất tại các khu vực sản xuất của Lào, cũng như tham gia vào khu vực mậu dịch tự do dễ dàng hơn.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào đánh giá cao việc các nhà đầu tư Việt Nam trong thời gian qua đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường tại các vùng sâu, vùng xa, nơi giao thông và các cơ sở hạ tầng khác còn khó khăn của Lào.
Lý giải nguyên nhân giúp Lào luôn là quốc gia thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt cho biết “Ngoài vị trí địa lý núi liền núi, sông liền sông giữa hai nước, lý do là bởi Lào và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trải qua nhiều thập kỷ, và điều quan trọng theo tôi đó là các doanh nghiệp, các bộ ngành của Việt Nam đã, đang và tiếp tục thực hiện tốt lời dạy ‘Giúp bạn là giúp mình’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là là lý do mà các doanh nghiệp Việt Nam dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn quyết định sang đầu tư để giúp Lào, không chỉ ở các khu vực đồng bằng đô thị, mà cả các khu vực vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn của Lào, không chỉ vì mục đích lợi nhuận đơn thuần mà còn vì quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước”.
Theo Baotintuc.vn
Quan hệ hợp tác Lào – Việt Nam ở mọi lĩnh vực đang ngày một tăng cường và đang ở mức cao chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước, đó là chia sẻ của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam, ông Khamjane Vongphosy, khi trả lời phỏng vấn về hợp tác kinh tế giữa Lào và Việt Nam trong thời gian qua.Theo Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào, ông Khamjane Vongphosy, Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống quan hệ hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau lâu đời trong suốt dặm dài của cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập và thống nhất đất nước, cũng như trong cuộc cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển của mỗi đất nước cho đến ngày nay. Trong thời kỳ đấu tranh chống kẻ thù chung, hai dân tộc đã kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi, yêu thương nhau như anh em trong nhà trên tinh thần “Hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Cho đến nay, tình cảm gắn bó và mối quan hệ, hợp tác trên mọi lĩnh vực công tác giữa hai nước vẫn ngày càng được tăng cường và đang ở mức cao chưa từng có trong lịch sử quan hệ hai nước.
Theo ông Khamjane, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của hai Đảng, hai Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương hai nước đã chủ động phối hợp và tích cực triển khai Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác 10 năm (2021-2030); Hiệp định hợp tác 5 năm (2021-2025) và kế hoạch hợp tác từng giai đoạn của hai bên một cách hiệu quả, trên mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước; tiếp tục tăng cường và mở rộng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam anh em ngày càng bền chặt.
Theo Bộ trưởng Khamjane, trong suốt những năm tháng qua, Chính phủ Việt Nam đã có những khoản hỗ trợ vô cùng to lớn cho Chính phủ Lào, trong đó khoảng 1/3 số kinh phí này được sử dụng cho phát triển nguồn nhân lực, số còn lại được phân bổ cho các dự án khác, bao gồm các dự án xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, hai nước cũng tăng cường hợp tác sâu rộng trên mọi lĩnh vực theo sự thống nhất giữa hai bên trong từng giai đoạn, thời kỳ. Nổi bật là lĩnh vực kinh tế, hai bên đã tích cực triển khai các thỏa thuận giữa hai Chính phủ. Cuộc họp thường niên của hai ủy ban hợp tác liên Chính phủ hai nước ngày càng đi vào chiều rộng và chiều sâu. Hai bên cũng tích cực triển khai hợp tác ngoại thương, nhờ đó giá trị trao đổi kim ngạch thương mại giữa hai nước đều tăng dần qua các năm.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào cho biết Việt Nam hiện có hơn 400 dự án FDI tại Lào và các dự án này đã và đang góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Lào, đặc biệt là các dự án tại vùng sâu, vùng xa, như cơ sở hạ tầng, giao thông, phúc lợi xã hội, giáo dục và văn hóa, giúp cho đời sống nhân dân Lào từng bước cải thiện và ngày càng tốt đẹp hơn.
Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Khamjane Vongphosy cũng đánh giá cao việc kết nối giữa hai nền kinh tế Lào - Việt Nam, cho biết trong thời gian qua, hai bên đã hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn kết hội nhập quốc tế một cách hiệu quả; tăng cường sự kết nối giữa hai nền kinh tế, nhất là về thương mại, đầu tư, tài chính, hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch... nhằm mở rộng phạm vi hợp tác và phát triển giữa hai nước, đồng thời góp phần liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực để ngày càng phát triển. Chính phủ Lào cũng đang tập trung triển khai kế hoạch phát triển các dự án hạ tầng giao thông, năng lượng để tăng cường hợp tác đầu tư kinh doanh giữa Lào và Việt Nam, nhằm tạo ra lợi ích tối đa cho hai nước, như dự án đường sắt Lào - Việt Nam, đường cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội…
Cũng theo ông Khamjane, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước, hai bên đã và đang tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, đặc biệt chú trọng tới việc thu hút các tập đoàn, công ty có năng lực tài chính và chuyên môn, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp sạch, công nghiệp chế biến và các vùng có tiềm năng dọc biên giới Lào - Việt Nam; phát triển du lịch văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, bao gồm phát triển ngành năng lượng sạch mà Lào có nhiều tiềm năng như năng lượng gió, thủy điện và năng lượng Mặt Trời…
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào nhấn mạnh, trong thời gian qua, Chính phủ Lào đã coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua việc cắt bỏ các bước, khâu không cần thiết trong việc cấp phép đầu tư trong và ngoài nước, nhằm rút ngắn quy trình phê duyệt đầu tư cùng với việc tạo sự minh bạch của từng cấp quản lý và tạo môi trường thuận lợi về đầu tư, thương mại; Khẳng định sự cải thiện này sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư Việt Nam đến đầu tư vào Lào một cách dễ dàng, có khả năng mở rộng cơ sở sản xuất tại các khu vực sản xuất của Lào, cũng như tham gia vào khu vực mậu dịch tự do dễ dàng hơn.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Lào đánh giá cao việc các nhà đầu tư Việt Nam trong thời gian qua đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường tại các vùng sâu, vùng xa, nơi giao thông và các cơ sở hạ tầng khác còn khó khăn của Lào.
Lý giải nguyên nhân giúp Lào luôn là quốc gia thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào – Việt cho biết “Ngoài vị trí địa lý núi liền núi, sông liền sông giữa hai nước, lý do là bởi Lào và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện trải qua nhiều thập kỷ, và điều quan trọng theo tôi đó là các doanh nghiệp, các bộ ngành của Việt Nam đã, đang và tiếp tục thực hiện tốt lời dạy ‘Giúp bạn là giúp mình’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là là lý do mà các doanh nghiệp Việt Nam dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn quyết định sang đầu tư để giúp Lào, không chỉ ở các khu vực đồng bằng đô thị, mà cả các khu vực vùng sâu vùng xa, còn nhiều khó khăn của Lào, không chỉ vì mục đích lợi nhuận đơn thuần mà còn vì quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước”.
Theo Baotintuc.vn