Sáng 2/8, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế" tổ chức phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế" chủ trì phiên họp.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, dự Hội nghị trực tuyến có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan.
Cách đây 10 năm, Bộ Chính trị Khóa XI đã ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Đây là văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; thống nhất nhận thức và hành động trong giai đoạn nước ta bắt đầu chuyển mạnh từ "hội nhập kinh tế quốc tế" sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế" toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng, an ninh đến văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo… quá trình thực hiện Nghị quyết 22 góp phần đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện, góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn; chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình;tham gia sâu rộng vào nhiều FTA và liên kết thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA…, góp phần củng cố và tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi, rộng mở cho phát triển đất nước.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, bên cạnh những thành tựu là cơ bản, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết còn những hạn chế, trăn trở về những việc mà đáng ra có thể làm tốt hơn; có thể tranh thủ tốt hơn các thời cơ đến từ tiến trình hội nhập. Do đó, cần phải đánh giá, phân tích kết quả, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để trình Bộ Chính trị xem xét, chỉ đạo về hội nhập quốc tế phù hợp với tình hình.
Tại phiên họp, cùng với nghe báo cáo chung đánh giá các kết quả, các tồn tại, hạn chế và các bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị 10 năm qua, các đại biểu thảo luận, phân tích làm rõ các nội hàm còn nguyên giá trị của Nghị quyết, cần phải tiếp tục kế thừa phát huy; những nội dung cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới của thực tiễn. Đặc biệt, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề xuất định chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, nhất là các giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Phải nỗ lực tạo các điều kiện thuận lợi hơn nữa cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa có thách thức. Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế. Cần chủ động nâng cao năng lực thể chế, xây dựng chính sách trong nước theo kịp các cam kết của hội nhập và sự thay đổi của môi trường quốc tế. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ công tác tổng kết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Ngoại giao - Cơ quan Thường trực, Tổ Biên tập và các cơ quan liên quan xác định các công việc, nhiệm vụ, nội dung, lộ trình… cụ thể để chuẩn bị tổng kết sâu, đưa ra giải pháp sát thực, hiệu quả.
Theo Cổng TTĐT tỉnh
Sáng 2/8, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế" tổ chức phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế" chủ trì phiên họp.Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, dự Hội nghị trực tuyến có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan.
Cách đây 10 năm, Bộ Chính trị Khóa XI đã ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế. Đây là văn bản có ý nghĩa định hướng chiến lược, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; thống nhất nhận thức và hành động trong giai đoạn nước ta bắt đầu chuyển mạnh từ "hội nhập kinh tế quốc tế" sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế" toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng, an ninh đến văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo… quá trình thực hiện Nghị quyết 22 góp phần đưa đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Từ năm 2013 đến nay, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với 7 nước lên Đối tác chiến lược hoặc Đối tác chiến lược toàn diện và 7 nước lên Đối tác toàn diện, góp phần tạo ra mạng lưới Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 33 nước, trong đó có tất cả các nước lớn; chính thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình;tham gia sâu rộng vào nhiều FTA và liên kết thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao như CPTPP, EVFTA…, góp phần củng cố và tăng cường cục diện đối ngoại thuận lợi, rộng mở cho phát triển đất nước.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, bên cạnh những thành tựu là cơ bản, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết còn những hạn chế, trăn trở về những việc mà đáng ra có thể làm tốt hơn; có thể tranh thủ tốt hơn các thời cơ đến từ tiến trình hội nhập. Do đó, cần phải đánh giá, phân tích kết quả, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để trình Bộ Chính trị xem xét, chỉ đạo về hội nhập quốc tế phù hợp với tình hình.
Tại phiên họp, cùng với nghe báo cáo chung đánh giá các kết quả, các tồn tại, hạn chế và các bài học kinh nghiệm rút ra trong triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị 10 năm qua, các đại biểu thảo luận, phân tích làm rõ các nội hàm còn nguyên giá trị của Nghị quyết, cần phải tiếp tục kế thừa phát huy; những nội dung cần được bổ sung, phát triển để đáp ứng tốt hơn yêu cầu mới của thực tiễn. Đặc biệt, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề xuất định chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, nhất là các giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới.
Thủ tướng đề nghị tập trung đánh giá kết quả, những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong triển khai Nghị quyết 22. Từ đó đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. (Ảnh Báo Chính phủ)
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Phải nỗ lực tạo các điều kiện thuận lợi hơn nữa cả về cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát huy vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội, vừa có thách thức. Hội nhập trên các lĩnh vực phải gắn kết chặt chẽ, bổ trợ cho nhau, triển khai nhịp nhàng, đồng bộ, trong đó hội nhập kinh tế vẫn là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế. Cần chủ động nâng cao năng lực thể chế, xây dựng chính sách trong nước theo kịp các cam kết của hội nhập và sự thay đổi của môi trường quốc tế. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ công tác tổng kết, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Ngoại giao - Cơ quan Thường trực, Tổ Biên tập và các cơ quan liên quan xác định các công việc, nhiệm vụ, nội dung, lộ trình… cụ thể để chuẩn bị tổng kết sâu, đưa ra giải pháp sát thực, hiệu quả.
Theo Cổng TTĐT tỉnh