Ngày 24/7, tại Hà Nội, Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), tuyên dương đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022 đã được tổ chức trọng thể.
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và tuyên dương đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi đến các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong cả nước lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử "sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa", trải qua hàng nghìn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do, và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong các cuộc đấu tranh đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sĩ để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.
"Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn ở nhiều địa phương, nhiều vùng đất, nhiều gia đình trên khắp mọi miền đất nước hôm nay. Những vết thương thể chất và tinh thần vẫn còn hằn trên thân thể của nhiều người thương binh và gia đình của những liệt sĩ. Những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn những giá trị của hòa bình", Chủ tịch nước nêu rõ.
Chủ tịch nước đánh giá cao nhiều tấm gương trong gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, sản xuất, kinh doanh giỏi, phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi dạy con, cháu trưởng thành, đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lan tỏa tình yêu thương, nhân ái trong xã hội.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành, thực hiện đồng bộ, toàn diện và đa dạng, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, từng bước nâng cao mức sống của người có công, thân nhân của người có công với cách mạng.
Mới đây, Nhà nước đã dành 400 tỷ đồng để tặng quà hơn 1,3 triệu người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng các tổ chức, cá nhân, cộng đồng huy động từ nhiều nguồn lực, chung sức đồng lòng xây dựng, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ; bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
“Người dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ, sẽ mãi tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông đã viết nên những bản hùng ca "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mang lại độc lập, hòa bình hôm nay”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Để phát huy kết quả đạt được và triển khai công tác "Đền ơn, đáp nghĩa" có chiều sâu, thực chất hơn nữa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước chú trọng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công; coi công tác này là trách nhiệm, tình cảm, vinh dự và mệnh lệnh từ trái tim.
Đồng thời, các cấp ngành và địa phương cần dành sự chú tâm cao hơn, chăm lo cho người có công với cách mạng, người khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa… Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công để kiến nghị với các cấp có thẩm quyền; kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công với cách mạng.
Cùng với đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kỹ thuật tiên tiến cập nhật, lưu trữ thông tin liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công, nâng cao trách nhiệm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Trình bày về công tác chăm sóc người có công với cách mạng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, 75 năm qua, vấn đề này đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từng bước được mở rộng. Đến nay, đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, trên 139 nghìn Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, gần 800 nghìn thương binh, bệnh binh và gần 320 nghìn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, gần 111 nghìn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng…
Cuộc sống của các thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn. Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực.
Đặc biệt, 5 năm qua, với tinh thần “không để người có công nào không được tri ân”, với quyết tâm cao và cách làm sáng tạo, chúng ta đã rà soát trên 7.000 hồ sơ tồn đọng, qua đó đã xác nhận được trên 2.400 liệt sĩ, 2.700 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. Phần lớn những liệt sĩ được xác nhận đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều trường hợp đã hy sinh cách đây trên 70, 80 năm, cá biệt có trường hợp hy sinh cách đây trên 90 năm.
Để tri ân đóng góp và động viên những người có công với cách mạng, tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng quà các đại biểu về tham dự lễ kỷ niệm.
Trong chương trình, các đại biểu đã được xem các phóng sự, giao lưu trực tiếp với những người có công tiêu biểu. Những câu chuyện, chia sẻ của họ cho thấy ý chí tự lực, tự cường của những người có công đã vượt lên bao mất mát, hy sinh, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, nêu tấm gương sáng trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đại diện thế hệ trẻ, Đại úy Hoàng Thị Mai Hương (Công an thành phố Hà Nội) đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Anh hùng liệt sĩ, các vị lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bác thương binh, bệnh binh, thân nhân các liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
(Theo Báo Thời đại)
Ngày 24/7, tại Hà Nội, Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), tuyên dương đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022 đã được tổ chức trọng thể.Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi đến các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trong cả nước lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử "sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa", trải qua hàng nghìn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do, và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong các cuộc đấu tranh đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sĩ để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.
"Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn ở nhiều địa phương, nhiều vùng đất, nhiều gia đình trên khắp mọi miền đất nước hôm nay. Những vết thương thể chất và tinh thần vẫn còn hằn trên thân thể của nhiều người thương binh và gia đình của những liệt sĩ. Những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn những giá trị của hòa bình", Chủ tịch nước nêu rõ.
Chủ tịch nước đánh giá cao nhiều tấm gương trong gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, sản xuất, kinh doanh giỏi, phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi dạy con, cháu trưởng thành, đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lan tỏa tình yêu thương, nhân ái trong xã hội.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành, thực hiện đồng bộ, toàn diện và đa dạng, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, từng bước nâng cao mức sống của người có công, thân nhân của người có công với cách mạng.
Mới đây, Nhà nước đã dành 400 tỷ đồng để tặng quà hơn 1,3 triệu người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng các tổ chức, cá nhân, cộng đồng huy động từ nhiều nguồn lực, chung sức đồng lòng xây dựng, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ; bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.
“Người dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ, sẽ mãi tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông đã viết nên những bản hùng ca "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", mang lại độc lập, hòa bình hôm nay”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Để phát huy kết quả đạt được và triển khai công tác "Đền ơn, đáp nghĩa" có chiều sâu, thực chất hơn nữa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trên cả nước chú trọng tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công; coi công tác này là trách nhiệm, tình cảm, vinh dự và mệnh lệnh từ trái tim.
Đồng thời, các cấp ngành và địa phương cần dành sự chú tâm cao hơn, chăm lo cho người có công với cách mạng, người khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa… Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công để kiến nghị với các cấp có thẩm quyền; kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công với cách mạng.
Cùng với đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kỹ thuật tiên tiến cập nhật, lưu trữ thông tin liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công, nâng cao trách nhiệm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
Trình bày về công tác chăm sóc người có công với cách mạng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, 75 năm qua, vấn đề này đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Hệ thống pháp luật, chính sách về người có công từng bước được hoàn thiện; đối tượng chính sách và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng từng bước được mở rộng. Đến nay, đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, trên 139 nghìn Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, gần 800 nghìn thương binh, bệnh binh và gần 320 nghìn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, gần 111 nghìn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng…
Cuộc sống của các thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn. Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực.
Đặc biệt, 5 năm qua, với tinh thần “không để người có công nào không được tri ân”, với quyết tâm cao và cách làm sáng tạo, chúng ta đã rà soát trên 7.000 hồ sơ tồn đọng, qua đó đã xác nhận được trên 2.400 liệt sĩ, 2.700 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. Phần lớn những liệt sĩ được xác nhận đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều trường hợp đã hy sinh cách đây trên 70, 80 năm, cá biệt có trường hợp hy sinh cách đây trên 90 năm.
Để tri ân đóng góp và động viên những người có công với cách mạng, tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng quà các đại biểu về tham dự lễ kỷ niệm.
Trong chương trình, các đại biểu đã được xem các phóng sự, giao lưu trực tiếp với những người có công tiêu biểu. Những câu chuyện, chia sẻ của họ cho thấy ý chí tự lực, tự cường của những người có công đã vượt lên bao mất mát, hy sinh, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, nêu tấm gương sáng trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đại diện thế hệ trẻ, Đại úy Hoàng Thị Mai Hương (Công an thành phố Hà Nội) đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Anh hùng liệt sĩ, các vị lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bác thương binh, bệnh binh, thân nhân các liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
(Theo Báo Thời đại)