Chiều 23/3/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban toàn quốc công tác phi chính phủ nước ngoài để tổng kết công tác năm 2021 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Hội nghị trực tuyến giao ban toàn quốc công tác phi chính phủ nước ngoài tại điểm cầu Yên Bái (Ảnh: Báo Yên Bái)
Ông Tô Anh Dũng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN và ông Phan Anh Sơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có lãnh đạo: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và một số sở, ban, ngành địa phương liên quan.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo về công tác phi chính phủ nước ngoài năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước liên quan đến an ninh, chính trị và các vấn đề cần lưu ý trong tình hình hiện nay; chia sẻ thông tin tổng quan về Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam…
Năm 2021, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và nguồn viện trợ cho các chương trình, dự án tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các bộ ngành trung ương và các địa phương nên công tác vận động viện trợ của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2021, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã viện trợ cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: y tế, phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục đào tạo, tài nguyên môi trường… với trên 2.618 chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án với tổng giá trị trên 232,9 triệu USD, (tăng 12,2% so với năm 2020). Các tổ chức phi chính phủ cũng đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 với gần 123 khoản viện trợ, trị giá 10,6 triệu USD bằng tiền mặt, vật tư y tế, nhu yếu phẩm và các chương trình đào tạo, tập huấn... Qua đó, cho thấy sự chủ động, thích nghi của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạt động, triển khai các chương trình, dự án trước tác động của đại dịch Covid-19 đồng thời thể hiện kết quả của công tác hỗ trợ, kết nối, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành và địa phương trên cả nước…
Đối với tỉnh Yên Bái, trong năm vừa qua, đã triển khai thực hiện 51 chương trình, dự án, trong đó có 25 chương trình, dự án phê duyệt, tiếp nhận mới; 26 chương trình, dự án chuyển tiếp. Tổng giá trị cam kết viện trợ của các chương trình, dự án là 407,2 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội, y tế, tài nguyên môi trường. Năm 2022, tỉnh Yên Bái dự kiến sẽ phê duyệt và tiếp nhận mới 15 - 20 chương trình, dự án từ các đại sứ quán và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với tổng giá trị viện trợ ước đạt trên 50 tỷ đồng; giá trị giải ngân của các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 dự kiến đạt trên 105,7 tỷ đồng… Công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại tỉnh luôn được thực hiện tốt theo đúng quy định. Các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh đều thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ; không có tổ chức nào có hoạt động phức tạp, không có các điểm nóng về lợi dụng viện trợ nhân đạo vào các vấn đề chính trị, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận về tình hình công tác phi chính phủ nước ngoài trong thời gian tới đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, các Bộ ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác PCPNN; tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và địa phương; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến công tác phi chính phủ nước ngoài; đa dạng hóa nguồn viện trợ, mở rộng đối tượng và phương thức vận động nhằm đạt hiệu quả cao nhất…
Lâm Gia Bình
Chiều 23/3/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giao ban toàn quốc công tác phi chính phủ nước ngoài để tổng kết công tác năm 2021 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.Ông Tô Anh Dũng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN và ông Phan Anh Sơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có lãnh đạo: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và một số sở, ban, ngành địa phương liên quan.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Báo cáo về công tác phi chính phủ nước ngoài năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; chia sẻ thông tin về tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước liên quan đến an ninh, chính trị và các vấn đề cần lưu ý trong tình hình hiện nay; chia sẻ thông tin tổng quan về Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam…
Năm 2021, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và nguồn viện trợ cho các chương trình, dự án tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các bộ ngành trung ương và các địa phương nên công tác vận động viện trợ của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2021, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã viện trợ cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: y tế, phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, giáo dục đào tạo, tài nguyên môi trường… với trên 2.618 chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án với tổng giá trị trên 232,9 triệu USD, (tăng 12,2% so với năm 2020). Các tổ chức phi chính phủ cũng đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 với gần 123 khoản viện trợ, trị giá 10,6 triệu USD bằng tiền mặt, vật tư y tế, nhu yếu phẩm và các chương trình đào tạo, tập huấn... Qua đó, cho thấy sự chủ động, thích nghi của các tổ chức phi chính phủ trong quá trình hoạt động, triển khai các chương trình, dự án trước tác động của đại dịch Covid-19 đồng thời thể hiện kết quả của công tác hỗ trợ, kết nối, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành và địa phương trên cả nước…
Đối với tỉnh Yên Bái, trong năm vừa qua, đã triển khai thực hiện 51 chương trình, dự án, trong đó có 25 chương trình, dự án phê duyệt, tiếp nhận mới; 26 chương trình, dự án chuyển tiếp. Tổng giá trị cam kết viện trợ của các chương trình, dự án là 407,2 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội, y tế, tài nguyên môi trường. Năm 2022, tỉnh Yên Bái dự kiến sẽ phê duyệt và tiếp nhận mới 15 - 20 chương trình, dự án từ các đại sứ quán và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với tổng giá trị viện trợ ước đạt trên 50 tỷ đồng; giá trị giải ngân của các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2022 dự kiến đạt trên 105,7 tỷ đồng… Công tác quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN tại tỉnh luôn được thực hiện tốt theo đúng quy định. Các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh đều thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ; không có tổ chức nào có hoạt động phức tạp, không có các điểm nóng về lợi dụng viện trợ nhân đạo vào các vấn đề chính trị, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận về tình hình công tác phi chính phủ nước ngoài trong thời gian tới đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, các Bộ ngành, địa phương tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác PCPNN; tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan và địa phương; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến công tác phi chính phủ nước ngoài; đa dạng hóa nguồn viện trợ, mở rộng đối tượng và phương thức vận động nhằm đạt hiệu quả cao nhất…